[Hôm nay có gì?] 2/3 doanh nghiệp làm ăn không có lãi

[Hôm nay có gì?] 2/3 doanh nghiệp làm ăn không có lãi

Môi trường đầu tư

[Bộ tài chính] 66% doanh nghiệp làm ăn không có lãi: Tỷ lệ DN làm ăn không có lãi, thua lỗ giảm từ 69% năm 2012 xuống còn 66% mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, giảm, giãn thuế. Đặc biệt trong 5.531 doanh nghiệp FDI cho thấy có 3.175 doanh nghiệp lỗ lũy kế nhiều năm liền nhưng đa số vẫn mở rộng SXKD, tăng trưởng doanh thu.

[Ông Trần Du Lịch] Doanh nghiệp FDI lớn chuyển giá, phạt tiền là chưa đủ: Cần cảnh báo, cảnh cáo chứ không chỉ phạt không. Vì uy tín của những tập đoàn lớn rất quan trọng. cảnh báo một cách mạnh mẽ, công khai sẽ tác động đến những tâp đoàn lớn, dẫn đến ngăn ngừa bớt chuyện chuyển giá.

Không có kinh tế nhà nước, già yếu ai lo?: Kinh tế phi nhà nước (kinh tế hộ gia đình, tiểu chủ, tư nhân), trong thực tế, đã, đang và tiếp tục sẽ là nơi nương tựa của đa số cư dân Việt Nam, đặc biệt là người nghèo.

Chuyển động thị trường

Tốc độ tăng của nợ xấu đã giảm đáng kể: Cuối tháng 8/2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng là 142,27 nghìn tỷ đồng chiếm 4,64% tổng dư nợ, tăng 20,15% so với cuối năm 2012, chỉ bằng 1/3 so với mức tăng 59,2% của 8 tháng năm 2012.

Chênh lệch lãi suất ngân hàng đang thu là bao nhiêu? Theo tính toán của TS. Nguyễn Xuân Thành là 6%/năm trong khi TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết khảo sát 8 ngân hàng lớn thì mức chênh lệch là 4,3%-4,5%. Trong khi các lãnh đạo 1 số NHTM cho biết con số dưới 3%/năm.

[Bộ xây dựng] Giá nhà ở quay về mốc 7 năm trước: Giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Những dự án BĐS giá rẻ đang hút khách hiện nay như chung cư Đặng Xá 2 và Bắc Cổ Nhuế -Chèm, giá bán từ 9 – 10,8 triệu đồng/m2.

[Hà Nội] Dự kiến năm 2013 lượng căn hộ hoàn thiện gấp 2 lần so với năm ngoái: Có khoảng 21.000 căn hộ sẽ được hoàn thành. Cuối năm, thị trường BĐS sôi động hơn bởi nhiều chủ dự án dồn sức hoàn thành dự án và mở bán đáp ứng nhu cầu thực.

[Hà Nội] Những đoạn đường có giá gần 1 tỷ đồng mỗi mét: 642 tỷ đồng cho 547m đoạn đường vành đai 1 Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu. 1.000 tỷ đồng cho 1,5 km đường nối Nguyễn Văn Cừ. 2.500 tỷ đồng mở rộng 2 km đường Trường Chinh. 4.700 tỷ đồng cho 5km đường vành đai 2 trên cao. Hơn 5.300 tỉ đồng làm đường Mai Dịch – Nam Thăng Long.

M&A bất động sản Bắc Hà Nội được dự báo đang vào thời kỳ sôi động: Do sức ép tài chính gia tăng, trong bối cảnh nhà đầu tư có năng lực tài chính cũng đang tích cực tìm mua dự án như: FLC mua Alaska, Coma 18 bán lại Dự án VP6 Linh Đàm cho Xí nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 Lai Châu, thuộc Tập đoàn Mường Thanh,…

Cơ hội từ vốn ngoại cho bất động sản: Do thị trường Việt Nam có dấu hiệu chạm đáy và đang trên đà hồi phục. Điều này mang lại lợi thế về giá cả cho các nhà đầu tư quốc tế so với các thị trường lân cận

Cấm xây dựng công trình có tầng hầm trong khu phố cổ Hà Nội: Khu vực phố cổ Hà Nội sẽ không được phép xây dựng các công trình nhà ở mới, các trung tâm thương mại lớn. Các công trình xây dựng bị cấm có tầng hầm, trừ các phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật với điều kiện không ảnh hưởng đến các công trình di tích khác.

[Hiệp hội mía đường] Choáng với 500.000 tấn đường tồn kho! Do sản lượng đường vụ mới dự báo khoảng 1,6 triệu tấn, tồn kho vụ trước là 140.000 tấn, nhập khẩu 70.000 tấn trong khi lượng tiêu thụ chỉ khoảng 1,3 triệu tấn.

Chỉ gần 30% rau ở Hà Nội là rau an toàn: Sản lượng rau an toàn (gồm cả rau hữu cơ) xuất ra mới đạt 800 tấn/ngày (chiếm gần 30%), 70% còn lại có nguy cơ không an toàn.

Giá thịt gà, trứng gia cầm tại đầu mối và chợ lẻ chênh lệch 60-100%: Do thương lái ép giá khiến các trang trại bắt đầu lỗ vốn và giảm giá, các khâu trung gian có tình tăng giá

Nhìn ra thế giới

Vốn đổ vào các quỹ chứng khoán cao nhất kể từ năm 2000: Từ đầu năm đến nay, lượng tiền mặt đổ vào các quỹ tương hỗ và quỹ ETF niêm yết trên TTCK Mỹ (bao gồm cả các quỹ đầu tư ở nước ngoài) đã chạm mốc 277 tỷ USD. So với con số lên đến 324 tỷ USD năm 2000 và thị trường chuẩn bị chứng kiến bong bóng dot-com vỡ tung.

27 USD biến thành 886.000 USD: Năm 2009, Kristoffer Koch đầu tư 150 kroner (tương đương 26,60 USD) để mua 5.000 bitcoin. Sau 4 năm bị lãng quên, số Bitcoin này đã có giá trị 886.000 USD.

Theo Trithuctre