Làm sao để tìm được người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp?

Robert J. Grossman – luật sư, giáo sư tại Trường Marist (New York, Hoa Kỳ), đồng thời là cộng tác viên của tạp chí HR đã đề xuất năm bước mà người tuyển dụng nên vận dụng

Làm sao để tìm được người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp?

Trong nhiều cách tiếp cận để tìm ra nhân viên phù hợp với nền văn hóa của doanh nghiệp, Robert J. Grossman – luật sư, giáo sư tại Trường Marist (New York, Hoa Kỳ), đồng thời là cộng tác viên của tạp chí HR đã đề xuất năm bước mà người tuyển dụng nên vận dụng như sau.

1. Giới thiệu sơ bộ về văn hóa doanh nghiệp

Để nhận diện ai sẽ là người phù hợp với doanh nghiệp, trước hết chính người tuyển dụng phải thấu hiểu nền văn hóa của doanh nghiệp mình và qua trao đổi ban đầu, cần khéo léo truyền đạt một vài điểm cốt lõi cho các ứng viên, ví dụ người giữ vị trí cao nhất nói gì về văn hóa của doanh nghiệp, những hoạt động nào trong thực tiễn thể hiện được văn hóa doanh nghiệp… Thông thường, có từ năm đến 20 yếu tố tạo động lực làm việc và chúng đều có quan hệ với văn hóa doanh nghiệp, ví dụ hình thức làm việc theo nhóm có được đánh giá cao hay không.

2. Tận dụng vai trò của thương hiệu 

Thương hiệu giúp doanh nghiệp có cơ hội nhắn gửi các ứng viên tiềm năng về văn hóa doanh nghiệp. Đó cũng là một bộ lọc mà nhờ đó, bản thân các ứng viên cũng sẽ hiểu được mình có phù hợp với doanh nghiệp đang tìm người hay không. Thông điệp của lãnh đạo doanh nghiệp, ý kiến của khách hàng… sẽ giúp các ứng viên hình dung ra nền văn hóa ở nơi họ đang hướng đến.

Ví dụ, trong website của nhiều doanh nghiệp có những phần giới thiệu rõ về môi trường làm việc và các giá trị của doanh nghiệp, kể cả ý kiến và hình ảnh của một số nhân viên đang làm việc tại đó.

3. Phỏng vấn dựa theo năng lực

Mọi quy trình phỏng vấn xét cho cùng cũng là để thu thập thông tin về năng lực cốt lõi, động lực và giá trị của ứng viên trong mối tương quan với nền văn hóa của doanh nghiệp. Người phỏng vấn nêu cho các ứng viên những câu hỏi mở và ghi nhận kết quả theo một thang đánh giá nào đó. Các ứng viên thường được yêu cầu nêu ra một tình huống nan giải mà họ đã gặp phải và cách giải quyết.

4. Khảo sát năng lực của ứng viên qua tình huống thực tế

Nhiều công ty quan sát ứng viên trong tình huống bán hàng thực tế hoặc người phỏng vấn đóng vai người mua hàng.

Sau khi ứng viên đã trải qua được các bước cơ bản về sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn thăm dò, kiểm tra tham chiếu thì mới được mời tham gia bước này nhằm khẳng định thêm năng lực thật sự của người này.

Theo DNSG