Những thất bại “vẻ vang” của Microsoft

Đôi khi những sản phẩm của Microsoft lại trở thành điều gì đó khá “vô duyên” và kìì quặc (ví dụ như Microsoft Bob), một phần do bản chất của những ý tưởng đó không mang lại tính khả thi thực tiễn hoặc không thể thực hiện được…

Các nhà phân tích phần mềm ứng dụng thường chỉ trích Microsoft rằng thiếu tính cải thiện và đột phá trong các sản phẩm của họ, nhưng thực tế đã cho thấy hoàn toàn ngược lại. Trong 2 thập kỉ vừa qua, giới công nghệ thông tin trên toàn thế giới đã được trải nghiệm nhiều dòng sản phẩm khác nhau của gã khổng lồ này, đồng thời thay đổi nhiều khái niệm về cách quản lí, sử dụng và khai thác khả năng của máy tính. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng nhau nhìn lại một số điểm thất bại của Microsoft qua tạp chí PC World.

1. TV Photo Viewer

Thời điểm công bố vào năm 2001, thực chất đây là thiết bị sử dụng ổ đĩa mềm để trình chiếu các file ảnh trên ti vi. Với mức giá khởi điểm 159$, đương nhiên không có nhiều người sẵn sàng móc hầu bao chỉ để sắm 1 chiếc máy xem và trình chiếu ảnh, mặt khác họ chỉ cần bỏ ra vài $ để mua những thiết bị kết nối khác là đủ. Những thiết bị cùng thời điểm đã gặt hái được thành công có thể kể đến như: camera kỹ thuật số, TV, bộ tổ hợp thiết bị có hỗ trợ thẻ SD và chuẩn USB, Apple TV, TV kết nối Internet, Flickr, Picasa và Snapfish.

2. Tablet PC

Vào năm 2002, Microsoft tiếp tục công bộ phát minh mới của họ, có thể coi là thiết bị máy tính bảng đầu tiên trên thế giới. Với thiết kế như trên, người sử dụng có thể gập lại như 1 chiếc bảng, thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows, bạn có thể vẽ hoặc viết trực tiếp trên màn hình bằng 1 chiếc bút và mức giá khởi điểm từ 2000$ đến 2500$. Một năm sau khi Microsoft phát hành phiên bản Windows XP Table Edition, thiết bị này vẫn không tương thích và không thể đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng. Mặc dù Bill Gates đã tiên đoán rằng, thiết bị này ra đời sẽ thay đổi thói quen và trở thành chiếc máy tính phổ biến nhất tại Mỹ vào năm 2007, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại vào khoảng thời gian sau đó. Đóng góp vào đó là mức giá không hề dễ chịu, với khoảng 2000$ đến 2500$ thì người sử dụng hoàn toàn có thể mua được 1 chiếc laptop đầy đủ chức năng và hiện đại. Cho đến thời điểm này, Windows Tablet PC vẫn còn tồn tại và HP đang có dự định sản xuất mẫu thiết bị dựa trên nền tảng đó, sử dụng hệ điều hành Windows 7, mục tiêu lần này là dành cho những doanh nhân. Nhưng mọi việc sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì Apple đã tung ra sản phẩm iPad trong thời gian gần đây và cũng thu được những thành công ban đầu nhất định. Hiện tại, iPad và Samsung Galaxy Tab được coi là 2 kẻ thống thị thị trường này.

3. Speech Recognition của Windows XP

Được hoàn thiện và đưa đến người sử dụng trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2003, cùng nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và các thiết bị, chức năng chính là điều khiển phần mềm ứng dụng bằng giọng nói. Tính năng này chỉ được lựa chọn và download qua XP Plus, hạn chế số lượng phần mềm hỗ trợ, ví dụ như chỉ có Microsoft Office và Windows Media Player. Hiện nay, bạn vẫn có thể tìm thấy chức năng này trong Windows 7, chứng tỏ chương trình vẫn đang được duy trì và phát triển. Đây là 1 bước thành công khá đáng kể khi số lượng điện thoại smartphone sử dụng Speech Recognition cũng tăng lên, ví dụ như các ứng dụng dành cho smartphone của Google, hệ điều hành Android OS, Apple iOS, Dragon Dictation.

4. Windows Live Spaces

Được ra đời vào năm 2005, mục đích chính nhằm vào những blogger. Hoàn toàn miễn phí, nhưng lại thiếu nhiều tính năng và công cụ nâng cao, khó sử dụng… nếu đem so với những chương trình cùng loại khác – theo nhận xét của phần lớn cộng đồng blogger. Và số phận của Windows Live Spaces đã nhanh chóng được định đoạt khi phải sáp nhập với nền tảng WordPress vào tháng 09/2010 vừa rồi. Đây cũng là giai đoạn phát triển khá mạnh của các “ông lớn” khác như: WordPress, Movable Type, Blogger; Facebook, Twitter; Flickr.

5. Passport

Có thể ít nhiều người sử dụng không biết đến dịch vụ này, được ra đời vào khoảng năm 1995, được coi là 1 trong những tính năng sử dụng khái niệm đăng nhập một lần – single sign on (hay còn được gọi nôm na là ví ảo – virtual wallet) dành cho Web. Passport hỗ trợ người sử dụng đăng nhập vào những website hỗ trợ mà không cần phải khai báo tất cả thông tin yêu cầu, ngoài ra còn được dùng để lưu trữ thông tin cá nhân khác. Nhưng lý do chính của sự sụp đổ này có liên quan đến vấn đề an ninh, bảo mật, các bước thực hiện khá rắc rối… và người dùng không thể sử dụng được. Giờ đây, Passport đã được “hồi sinh” thành Windows Live ID, nhưng không còn tính năng single sign on như trước và đồng thời trở thành nhà cung cấp OpenID. Những đối thủ vượt trội trong khoảng thời gian này là Facebook, Google, OpenID, Twitter, Amazon.

6. Mira Smart Display

Đây được xem là màn hình hiển thị di động có thể kết nối với máy tính thông qua Wifi, đi kèm đó là mức giá từ 1000$ đến 1500$, số phận của Mira Smart Displays nhanh chóng được quyết định khi chỉ tồn tại trên thị trường có 2 năm (từ 2002 đến 2004), giá thành quá cao cùng với sự hạn chế về tính năng, không ai có thể tìm ra được những sản phẩm tương tự vào cùng thời điểm đó.

7. UltimateTV

Được giới thiệu vào năm 2000, với mức giá ban đầu là 400$, thiết bị này có thể giúp bạn truy cập email trong khi sử dụng. Một lần nữa Microsoft thể hiện khá rõ quyết tâm khi muốn “len lỏi” vào thị trường thiết bị giải trí dành cho gia đình, nhưng vẻ bề ngoài phức tạp, rườm rà và những tính năng không hợp lý đã nhanh chóng đẩy UltimateTV ra khỏi cuộc đua cùng với các đổi thủ cùng loại khác. Chỉ cần đến năm 2003, Microsoft cũng đã nhanh chóng phải đóng cửa dự án này.

(Theo PCWorld Communications, Inc)