Nhà giàu điều khiển thị trường như thế nào?

Giới siêu giàu khác biệt so với tôi và bạn – mặc dù không nhiều.

Nhà giàu điều khiển thị trường như thế nào?

Ba nhà kinh tế học Enrichetta Ravina (đến từ trường kinh doanh Columbia), Luis Viceira (đến từ trường kinh doanh Harvard) và Ingo Walter (trường kinh doanh Stern thuộc ĐH New York) đã phân tích hoạt động đầu tư của hơn 260 hộ gia đình siêu giàu của nước Mỹ trong giai đoạn 2000 – 2009.

Nghiên cứu này đã đưa ra cái nhìn toàn diện về danh mục đầu tư cũng như các quyết định của vài trăm hộ gia đình giàu có nhất nước Mỹ. Qua đây, nhà đầu tư (dù giàu có hay không) có thể biết được những người này đã sử dụng lợi thế của họ như thế nào.

Với tài sản trung bình ở mức 90 triệu USD, các hộ gia đình này đã đầu tư một cách thông minh. Trong phần lớn trường hợp, họ trải rộng danh mục đầu tư và luôn luôn tìm mọi cách tối thiểu hóa khoản thuế phải đóng.

Tuy nhiên, giới siêu giàu cũng có thể mắc phải những sai lầm. Cách tiếp cận đa dạng hóa không phải lúc nào cũng là lý tưởng.

Đầu tiên, giới siêu giàu đã tận dụng được “lợi thế cạnh tranh” lớn nhất của họ: tiếp cận được với các khoản đầu tư được hưởng đặc quyền đặc lợi và có đủ tiềm lực để đầu tư dài hạn. Giới siêu giàu đầu tư khoảng 20% tài sản vào các quỹ đầu cơ và các dạng quỹ tư nhân.

Những người giàu cũng không đảo danh mục đầu tư quá nhiều. Họ hiếm khi giao dịch, mặc dù vẫn sẵn sàng hiện thực hóa các khoản lỗ với mục đích có lợi về thuế. Có lẽ nguyên nhân nằm ở chỗ, với trung bình 6 nhà tư vấn cho mỗi hộ gia đình, họ luôn có ai đó để đổ lỗi cho khoản lỗ. Điều này khiến họ ít do dự hơn khi thừa nhận lỗi lầm.

Cũng không phải mọi thứ người giàu làm đều đúng.

Hồi đầu năm 2001, bộ phận này có khoảng 0,01% tổng tài sản đầu tư vào chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS). Đây là loại tài sản được cho là sẽ đem lại lợi suất cao vào thời điểm đó. Đến mùa xuân năm 2007, MBS đã chiếm hơn 2,3% tổng tài sản của các hộ gia đình này.

Tuy nhiên, chỉ số Barclays CMBS 7+ (thước đo diễn biến của loại tài sản này) đã mất 36% trong năm 2008. , a measure of one segment of that market, lost 36% in 2008. “Rất nguy hiểm khi chạy theo phong trào nếu như bạn không thể đoán biết chính xác khi nào xu hướng sẽ thay đổi”, Ravina khẳng định. Đến đầu năm 2009, tỷ trọng đầu tư vào MBS của các hộ gia đình này chỉ còn 0,6%.

Một danh mục đầu tư điển hình của nhóm này bao gồm 120 cổ phiếu, khoảng hơn 20 quỹ tương hỗ, quỹ ETF và các công cụ đầu tư tương tự. Ravina tin rằng bằng cách nắm giữ nhiều vị thế, giới siêu giàu có khả năng hiện thực hóa lỗ và lãi một cách linh hoạt và do đó mức thuế phải đóng giảm xuống mức tối thiểu.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp do nắm giữ quá nhiều cổ phiếu, chi phí tăng lên quá cao và triệt tiêu những lợi thế về mặt thông tin mà họ có thể thu thập được từ mạng lưới xã hội và kinh doanh họ đã dày công xây dựng.

Giới siêu giàu cũng thường đổ tiền vào các quỹ chỉ số. Loại hình đầu tư này giúp họ đầu tư vào tất cả các công ty với diễn biến sát với mức trung bình của thị trường và phần còn lại là những cổ phiếu mà họ biết rõ.

Họ có thể cân bằng danh mục đầu tư khi lấy lãi bù lỗ. Tuy nhiên, không phải lúc nào chiến lược này cũng hiệu quả. “Giống như tất cả chúng ta, họ cũng là con người. Trong suốt khủng hoảng tài chính, hầu hết bộ phận này cũng phải chịu những khoản lỗ lớn”.

Tổng giá trị danh mục đầu tư của giới siêu giàu đã giảm từ mức 8 tỷ USD của giữa năm 2008 xuống còn 3 tỷ USD tính đến tháng 3/2009. Đây là mức sụt giảm tồi tệ hơn so với con số 36% của thị trường chứng khoán toàn cầu trong cùng thời kỳ.

Theo tính toán của Ravina, nếu như bộ phận này bán trái phiếu và một số tài sản khác để mua cổ phiếu khi thị trường giảm điểm, tài sản của họ đã tăng thêm 500 triệu USD (tính đến tháng 3/2009).

Do đó, các nhà đầu tư khác cũng nên tận dụng lợi thế của mình ở vị trí một nhà đầu tư. Hầu hết các cá nhân đều không muốn đi ngược lại phố Wall trong cuộc chơi. Tuy nhiên, bạn có thể làm những gì phố Wall không thể làm được: nuôi dưỡng tính kiên trì bền bỉ, đầu tư theo một cách khác biệt trong phạm vi có thể, chỉ tập trung vào các công ty thuộc vào loại hiếm – nơi bạn biết những điều người khác không biết – và cuối cùng là biết tái cân bằng khi gặp khó khăn.

 Theo Cafef