Tản mạn về cách hiểu các chức danh liên quan đến ICT

Đôi khi lướt trên google, đi vào các trạng mạng từ các Forum, các trang tuyển dụng đến các trang chuyên đề mang tính chuyên sâu chúng ta thường bắt gặp các thuật ngữ viết tắc được chuyển từ các thuật ngữ mang tính quốc tế nghe rất kêu kiểu như: CIO (Chief information officer); ITM (Information Technology Manager) hay EPM (ERP Project Manager) …Tuy nhiên một điều mà ai cũng thấy là dường như cách hiểu của mọi người có vẻ không đồng nhất về từng chức danh trong cuộc sống đời thường, Và câu hỏi đặt ra là hiểu nó như thế nào cho đúng?

tuyen-dung-ict-crmerpCó người nói, cần quái gì mà phải có những hiểu biết, phân biệt, nhận dạng cho đúng, cho chuẩn mực theo cái cách hàn lâm, miễn rằng sự tồn tại của nó là có thật trong một tổ chức và hơn nữa tùy sự sáng tạo và yêu cầu của từng tổ chức là được rồi!

Chúng ta nhiều lúc cũng thông cảm và không đôi co nhau làm gì ! Nhưng thực tế nếp nghĩ sẽ ăn sâu và nó sẽ trở thành là “thông lệ, là cái chuẩn” của dân gian, của XH và không biết rằng nó sẽ có những vấn đề hệ lụy gì không đây?

Ngành CNTT nhất là khai thác nó cho những ứng dụng vào quản trị tại các tổ chức xuất hiện và dần dần trở thành như một cái gì đó rất hiện thực, hữu dụng và nó là một xu hướng của thời đại kéo theo người ta lại đẻ ra các công việc, các chức danh liên quan. Trong bài nầy tôi chỉ muốn tản mạn đi vào vài chức danh mà thời gian gần đây nỗi lên khá nhiều đó là CIO, ITM, …PM (chủ xị các dự án phần mềm ERP, CRM, MIS …)

Như tôi đã nói ở phần dạo đầu, trong nhiều quảng cáo, chiêu dụ tuyển dụng nhiều anh chị làm công tác tuyển dụng, nhiều nhà làm công tác nhân sự khi cần thiết không biết mình nên sắm cho đơn vị mình cái chức danh nào đây? Kể cả việc gọi cho nó “kêu” càng tốt! Cái chức danh, vị trí nầy được mô tả sẽ làm gì? Có tồn tại lâu dài trong tổ chức hay chỉ một giai đoạn lịch sử nào đó thôi? mà tương ứng thì yêu cầu ra sao …vv . Từ đó việc lựa chọn ứng viên cũng trở nên mù mờ dẫn đến không phát huy sở trường và tài năng của họ, hay họ không thể đáp ứng được mục tiêu mong đợi đó là điều không có gì lạ!

Thậm chí ai đó có thể giải thích vì sao lãnh đạo cao nhất của một tổ chức được vinh danh “CIO tiêu biểu của …” chỉ vì ông ta là người mạnh dạng cho ứng dụng CNTT vào tổ chức mình? Rất khôi hài và hình thức kể cả mang màu sắc … khó hiểu! Đây là vấn đề có thật để nói lên rằng ngay cả giới hàn lâm còn tư duy như vậy!

Quay trở lại vấn đề, chỉ có thể hiểu đúng, vận dụng đúng khi chúng ta đồng thời trả lời mấy vấn đề có tính nguyên tắc sau:

(1) …? anh là ai

(2) Và Ai là anh

(3) Hình mẫu cuối cùng sẽ mang lại cho tổ chức những mong đợi gì: mang nặng hàm lượng kỹ thuật hay hàm lượng kinh tế hay sự sáng tạo đột phá hay tính hệ thống logic, tổng hợp, bao quát, hay sự am hiểu luật lệ thủ tục hành chính …vv hay là tất cả những thứ ấy và có hay không có trọng số ưu tiên?

Tất nhiên, không một con người nào có đầy đủ, thành thạo tất cả các đòi hỏi như vậy trừ trường hợp là thánh nhân. Như vậy chuyện xuất hiện khái niệm các “Manager hay Chief ” nầy theo từng lĩnh vực cụ thể của từng tổ chức là một tất yếu chẳng hạn CIO của cơ quan công quyền, tổ chức chính phủ và CIO cho các tổ chức là doanh nghiệp, thậm chí CIO cho bộ nầy cũng có yêu cầu khác bộ kia, của bệnh viện khác với của doanh nghiệp, của quy mô lớn khác với bé, của đa ngành khác với đơn…

Cái (1) sẽ là sự nhận dạng

Cái (2) sẽ là xuất phát điểm, con đường đi, sự tích lũy quá trình đào tạo và tự đào tạo

Cái (3) là tấm gương của hiện thực cuối cùng mà tổ chức mong đợi

Có người còn nói, CIO nên phải là những người có bước đường đi từ thấp đến cao và từ tất cả các các phần hành nghiệp vụ mà phải là dạng người có óc phân tích và tổng hợp, hiểu biết vấn đề logic và chịu dấn thân vào kỹ thuật? Ý bạn thì sao?

Các chức danh còn lại thì sao?

Xuất phát điểm, con đường đi và sự định hình mẫu người của bạn để lấp vào các chức danh hấp dẫn đó?
Theo Ictroi