Họ và tên: Lê Ngọc Quang
Năm sinh: 1958
Email: quang@viami.vn
Điện thoại: +84-904344010
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/le-ngoc-quang-5a635614/
Facebook: https://www.facebook.com/lengocquang.0958

Lĩnh vực chuyên môn

  • Chuyên gia ERP, BI, DMS…;
  • Tư vấn nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp;
  • Tư vấn chuyển đổi số;
  • Tư vấn kiến trúc và phát triển phần mềm;
  • Tư vấn hệ thống an ninh thông tin và dữ liệu…

Kỹ năng và kinh nghiệm

  • Ngôn ngữ: thành thạo tiếng Anh, tiếng Rumani
  • Sử dụng tất cả các loại phần mềm văn phòng và các ứng dụng chuyên môn khác, đọc và hiểu code của nhiều ngôn ngữ lập trình…
  • Kinh nghiệm trên 25 năm lãnh đạo, phát triển công nghệ thông tin và an ninh thông tin của doanh nghiệp phần cứng, phần mềm.
  • Kinh nghiệm kiến trúc và phát triển phần mềm ERP và nhiều phần mềm khác.
  • Kinh nghiệm tổ chức, chuẩn hóa doanh nghiệp hướng tới ứng dụng ERP.
  • Kinh nghiệm tư vấn, phát triển và triển khai các dự án ERP, giúp doanh nghiệp đặt ra bài toán tổ chức, cải tiến quản lý và hoàn chỉnh hóa mô hình hoạt động, xây dựng chiến lược phát triển ứng dụng CNTT.

Bằng cấp và chứng chỉ

  • 1982: Bằng “Advanced English Course” tại Bucharest.
  • 1983: Bằng Kỹ sư địa chất, khoa Địa chất-Địa vật lý, Đại học Tổng hợp Bucharest (University of Bucharest), Romania.
  • 1984: Chứng chỉ “Phân tích hệ thống và lập trình”, “FoxBASE” và “Quản trị dự án” của Viện Khoa học Việt Nam.
  • 2010: Chứng chỉ “Quản trị dự án CNTT”, của APCICT-ESCAP (United Nations).
  • 2013: Chứng chỉ Quốc tế “Đánh giá trưởng Quản trị Hệ thống An ninh Thông tin” ISMS Lead Auditor ISO/IEC-27001/2005.
  • 2015: Chứng chỉ đào tạo về “Luật đấu thầu” của VCCI.
  • 2018: Chứng chỉ đào tạo “Kiểm toán Hệ thống Thông tin” (CISA).

Quá trình làm việc

  • 1985-1990: Sinh sống tại Romania (lập trình viên).
  • 1990-1992: Cán bộ dự án CNTT của công ty Tư vấn đầu tư Investconsult Việt Nam. Thời gian đó Việt Nam bắt đầu mở cửa và kêu gọi đầu tư trong bối cảnh cấm vận của Mỹ. Tôi đã phụ trách nhiều dự án đầu tư từ Úc về tin học hóa quan trọng của Ngân hàng nhà nước, Vietcombank và Bộ Khoa học Công nghệ…
  • 1992-1995: Giám đốc công ty VIAMI Investment SRL (Romania) – kinh doanh tổng hợp. Hoạt động bán buôn bán lẻ, nhập khẩu từ Việt Nam và thực hiện các thanh toán bằng trao đổi hàng hóa hoặc phi mậu dịch (do cấm vận).
  • 1995-2005: Giám đốc công ty VIAMI Computers SRL (Romania) – kinh doanh linh kiện máy tính và phát triển phần mềm. Bắt đầu bằng 2 máy PC cho đến khi phát triển kinh doanh phân phối trên toàn quốc các linh kiện máy tính nhập khẩu. Công ty đã phát triển phần mềm song song với việc kinh doanh phần cứng.
  • 2003-2006: Giám đốc công ty VIAMI Software SRL (Romania) – Phát triển và triển khai phần mềm ERP với công nghệ lõi riêng. 2006-2018: Phó giám đốc (vì về Việt Nam hoạt động).
  • 2004-2018: Giám đốc công ty VIAMI Software JSC (Việt Nam) – Phát triển và triển khai phần mềm và giải pháp doanh nghiệp dựa trên lõi phần mềm của công ty tại Romania.
  • 2018: Giám đốc tư vấn giải pháp tại công ty TNHH Kiểm toán BDO – Phụ trách việc xây dựng và phát triển dịch vụ tư vấn các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
  • Hiện tại: Chuyên gia tư vấn độc lập về ERP và “chuyển đổi số”.

Thành tích

Những sản phẩm quan trọng

Trên cương vị kiến trúc sư, đã chủ trì tích cực vào việc phát triển các phần mềm và hoàn thiện các sản phẩm riêng. VIAMI Software đã tạo ra những sản phẩm quan trọng:

  • Phần mềm quản trị kinh doanh: VIP, VIP2000, VIP Professional.
  • Phần mềm ERP: VIP Enterprise, RVX Manager, SmartBiz.
  • Phần mềm số hoá và lưu trữ: V-scan, V-archive.

Những dự án tiêu biểu đã lãnh đạo

  • Sony Center (Romania): là nhà phân phối chính của Sony tại Romania, đã tổ chức mạng lưới phân phối trên toàn quốc với 13 cửa hàng bán lẻ từ những năm 2000. VIAMI đã giúp xây dựng quy trình và phát triển phần mềm (sau đó được đặt tên là VIP Professional). Nhờ nó, Sony Center đã có thể tối ưu hóa được lưu chuyển kho và hàng tồn và lần đầu tiên đã xây dựng được chế độ “mua tại cửa hàng và giao hàng tại nhà” vì luôn nắm được tồn thực tế và điều khiển giao hàng từ kho gần nhất. Sony Center còn sử dụng website thương mại điện tử do VIAMI xây dựng và đã trở thành chuỗi bán buôn và bán lẻ đầu tiên tại Romania được quản lý online và website được quản lý trên tồn thực, mặc dù mạng internet và công nghệ lúc đó chưa được tốt.
  • General Electric Romania: quản lý nhiều dự án lớn tại Romania. VIAMI đã giúp xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với luật pháp và kế toán của Romania, dịch từ hệ thống Romania và hợp nhất với hệ thống quốc tế của tập đoàn GE.
  • Honda Romania: là một công ty phân phối ô tô Honda tại Romania. VIAMI đã xây dựng quy trình và phần mềm cho công việc quản lý phân phối, bán trả góp và sửa chữa bảo hành ô tô. Mô hình đó cũng đã được áp dụng tại nhà phân phối moto Yamaha tại Romania là United Motors.
  • UNTRR (National Union of Road Hauliers from Romania): VIAMI đã đóng góp vào việc tư vấn và xây dựng phần mềm chuyên dụng để quản lý và hợp nhất báo cáo của toàn bộ các thành viên vận tải (TIR) cũng như các xe tải tại Romania.
  • TransEnergo: là công ty vận tải điện của Romania và VIAMI cung cấp giải pháp ERP quản lý cho họ.
  • SNR: là công ty cung cấp hạ tầng viễn thông của Romania và VIAMI cung cấp giải pháp ERP quản lý cho họ.
  • Huetronics (Việt Nam): là 1 công ty CNTT có trụ sở tại Huế. VIAMI đã cung cấp giải pháp cải tiến quản lý và phát triển ứng dụng ERP trong khi công ty đang ở bờ vực phá sản và trong quá trình cổ phần hóa. Công ty đã có thể vượt qua những khó khăn để vươn lên dẫn đầu ngành CNTT tại miền trung bằng việc tối ưu hóa được hàng tồn và đầu tư.
  • Trần Anh (Việt Nam): là một trong những chuỗi bán lẻ đồ gia dụng hàng đầu tại Việt Nam. VIAMI đã triển khai ứng dụng ERP từ khi công ty chuẩn bị những bước phát triển đầu tiên để tiến tới IPO từ 2006. VIP Enterprise đã được triển khai kết hợp với website thương mại điện tử một cách nhuần nhuyễn đã giúp Trần Anh phát triển mạnh mẽ và được coi là chuỗi bán lẻ đầu tiên được quản lý hoàn toàn trực tuyến tại Việt Nam.
  • Newage (Việt Nam): sở hữu 3 trung tâm phân phối trên cả 3 miền của Việt Nam. VIAMI đã cung cấp giải pháp tùy biến ERP bằng RVX Manager phù hợp với hoạt động một cách nhuần nhuyễn trên nền tảng cloud.
  • BitDefender: là thương hiệu antivirus hàng đầu thế giới. VIAMI đã là đại diện và nhà phân phối xây dựng thị trường tại Việt Nam để trở thành thương hiệu antivirus nổi tiếng và cũng là phần mềm bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010. Thị trường chỉ bị sụp đổ sau khi công ty BitDefender tiếp quản trực tiếp phân phối tại Việt Nam.
  • F-Secure: là thương hiệu antivirus quốc tế. VIAMI đã xây dựng hệ thống phân phối F-Secure cùng với VDC (VNPT) thông qua thương hiệu “VNPT Megasecurity” in 2009-2012. VIAMI đã phát huy mô hình “chia sẻ mạng lưới” với VNPT trong thời gian đó.

Những dự án tư vấn tiêu biểu

  • iDragon: là dự án của “Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung Số” (NISCI) của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tham gia với vai trò chuyên gia tư vấn phát triển dự án “iDragon NetPC – Văn phòng di động” trên nền tảng Linux Ubuntu, sau đó đã phụ trách với vai trò giám đốc Trung tâm Đào tạo của NISCI giai đoạn 2009-2010.
  • Tiến Nông (2013): là công ty sản xuất phân bón rất tích cực đổi mới tại Việt Nam. VIAMI tham gia tư vấn tái cấu trúc và chiến lược phát triển CNTT từ khi công ty có tư tưởng mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn quốc. Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc với phương thức quản lý hiệu quả cùng khẩu hiệu “Dinh dưỡng cây trồng”.
  • Công ty Nhựa Hà Nội (HPC) (2014): là công ty Nhà nước trong quá trình chuyển đổi nhằm tăng hiệu quả và cổ phần hóa. VIAMI đã tham gia với vai trò tư vấn độc lập trong việc tái tổ chức và chuẩn bị cho việc triển khai ERP, xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT và tái cấu trúc quản trị cho doanh nghiệp.
  • Tosy Robotics (2018): là công ty Việt Nam sản xuất robot đang chuẩn bị triển khai ERP nhằm tiến tới xây dựng chiến lược phát triển thị trường toàn cầu. Ban lãnh đạo đã rất coi trọng khâu chuẩn bị cho triển khai ERP. Tư vấn độc lập đóng vai trò giúp định hình giải pháp và tham gia vào phản biện các nhà cung cấp để giúp tối ưu hóa những yêu cầu cũng như quy trình quản trị và kiến trúc của giải pháp.
  • Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission – MRC) (2019): là tổ chức liên chính phủ đã từng triển khai và đang sử dụng hệ thống ERP nhưng không toàn diện và kém hiệu quả. Việc quyết định tiếp tục cải tiến hay xây dựng hoàn toàn mới đã cần đến chuyên gia tư vấn. Tư vấn độc lập có vai trò phân tích thực trạng và khuyến nghị giải pháp và quy trình tổng thể, kiến trúc hệ thống và các quy trình quản trị của cả tổ chức. Dựa vào đó có thể xây dựng những yêu cầu cụ thể cho mọi đấu thầu triển khai khi cần.