Trở thành một doanh nhân là trải nghiệm tương đối khủng khiếp. Bạn sẽ liên tục phải đối mặt với những thách thức thường xuyên đẩy bạn vào tình huống bất an.
Đây là một số bài học để bạn lưu tâm khi bắt tay khởi sự kinh doanh:
1. Bạn có thể bị thay thế
Khách hàng của bạn, các đối tác chiến lược, nhà cung cấp và các cộng sự có thể vẫn rất tôn trọng những đóng góp của bạn, nhưng sẽ luôn có ai đó giỏi giang hơn, thông minh và tốt hơn bạn.
Bạn sẽ không có thời gian để tự thỏa mãn bởi những rào cản đặt ra mỗi ngày sẽ càng cao hơn cho các cá nhân trong lĩnh vực ngành nghề của bạn.
Cũng như thế, không ai đủ kiên nhẫn với những kẻ ngốc nghếch. Vì thế hãy luôn tiến lên và đừng bao giờ ngừng việc đối xử tốt với mọi người. Hãy làm tất cả những việc này và bạn sẽ không thể bị thay thế.
2. Tiếng tăm rất quan trọng
Đừng trở thành người mang đặc điểm mà ai cũng ghét. Thay vào đó, hãy cố gắng hết mức để là người nổi bật. Không làm gì có thể gây tổn hại tính liêm chính của bạn. Sống chính trực. Mọi người sẽ thích bạn hơn.
3. Sống có trách nhiệm (ngay cả khi đó không phải lỗi của bạn)
Đúng như mọi người thường nói, hoàn toàn không có chữ “tôi” trong một nhóm tập thể. Nếu có gì đó trục trặc, trách nhiệm của mọi người là phải cùng khắc phục.
Sẽ chẳng ích gì nếu cứ chỉ tay năm ngón. Chẳng ai được hưởng lợi từ thói ích kỷ, nhỏ nhen. Hãy sửa chữa sai lầm, phòng ngừa tái diễn sự cố, và tiếp tục tiến lên.
4. Những người khác phụ thuộc vào bạn
Quả là ý nghĩ đáng sợ khi bạn phải chịu trách nhiệm với nhiều người hơn là chỉ với chính mình. Các khách hàng thì tin tưởng bạn sẽ đem lại niềm vui cho họ, các thành viên trong đội ngũ lại trông chờ miếng cơm manh áo từ bạn, còn các nhà đầu tư thì mong hưởng lợi được từ những khoản tài chính bỏ ra.
Mọi hành động và quyết định của bạn sẽ tác động lên họ, vậy nên bạn hãy làm những gì tốt nhất cho mọi người, chứ không phải chỉ cho bạn.
5. Rốt cuộc bạn sẽ phải làm thất vọng mọi người
Một vài trong số các mối quan hệ nghề nghiệp của bạn sẽ phải chấm dứt. Một vài trong số khách hàng của bạn có thể không phải lúc nào cũng nhận được cái họ cần.
Bạn không thể phát triển việc kinh doanh nếu cố duy trì những nhân viên không hiệu quả hoặc không thể từ chối những khách hàng gian dối.
Hãy thanh lọc bớt những hạng người đó, nhưng cũng cần để tâm tới dư vị đắng đó trong họ, nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với các hậu quả.
6. Quá nhiều điều tốt thực sự lại là điều khủng khiếp
Một ngày, bạn có thể rao bán sản phẩm của mình tới các chủ cửa hàng ở địa phương, hàng tá sản phẩm cùng lúc.
Ngày tiếp đó, mọi kênh tin tức lớn sẽ muốn quảng cáo miễn phí sản phẩm của bạn.
Quá tuyệt! Nhưng chờ đã, món quà này có thể trở thành tai họa. Khi mới khởi nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị cho một viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.
7. Bạn có thể bị lãng quên
Bất kể những thành tựu đã có hay những lời khen tặng đáng chú ý bạn giành được trên báo chí, trong nhiều tuần lễ, doanh nghiệp của bạn vẫn có thể trở thành chuyện của hôm qua.
Để luôn cạnh tranh và được chú ý, bạn phải tiếp tục sáng tạo.
8. Gây dựng một doanh nghiệp tốn kém không chỉ là tiền bạc
Luôn có cái giá bạn phải trả khi duy trì thói quen làm việc quần quật đêm hôm suốt ngày này sang tháng khác. Các mối quan hệ của bạn sẽ bị ảnh hưởng và hạnh phúc của bạn có thể sa sút.
Thật dễ để công việc choán hết tâm trí bạn. Nếu đã biết vậy, hãy cố gắng đừng để điều đó xảy ra.
9. Thất bại sẽ xảy đến
Đúng là rất khó nghe, nhưng quả thực, thất bại là điều rất tự nhiên. Cái làm cho vấn đề trầm trọng hơn là gia đình và bạn bè sẽ luôn chăm chú dõi theo từng cử động của bạn, hy vọng bạn thành công.
Bạn được phép thất bại và nên kết thúc một dự án hay kế hoạch nếu nó không thể tiếp tục nữa. Khi đã sẵn sàng khởi động một cuộc phiêu lưu mới, bạn sẽ chuẩn bị được nhiều hơn bao giờ hết.
10. Công bằng là chuyện lộn xộn
Nếu may mắn, bạn sẽ được làm việc với những người trung thực, những người sẽ bù đắp thỏa đáng và công bằng cho bạn. Nhưng bạn cũng có thể gặp những khởi đầu không may mắn lắm khi có những người chỉ nhăm nhe trục lợi. Hãy thương thảo thật kỹ.
11. Bạn sẽ bị từ chối rất nhiều
Hãy chuẩn bị để nghe 100 – hoặc có thể là 300 – lời nói “không” trước khi nhận được phản hồi “có” từ ai đó.
Bạn có thể nghĩ đó là trò chơi với những con số: bạn càng hỏi nhiều người, bạn càng tiến gần hơn tới khách hàng đầu tiên của mình.
Dù thế thì bí mật thực sự không phải là cố gắng bán được hàng cho nhiều người hơn nữa. Chính việc mỗi lần bán được ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ cho đúng người cần bán sẽ giúp cải thiện năng lực và trình độ bán hàng của bạn.
Theo DNSG