Ngay cả những người tài năng nhất mắc những sai lầm ngớ ngẩn. Nhưng nếu quản lý rủi ro tốt, bạn sẽ chặn đứng được các lỗi sai trước khi chúng trở thành những sai lầm gây thiệt hại tỷ đô.
Tôi (tác giả bài viết) sẽ không phiền nếu biết phản ứng đầu tiên của bạn khi đọc dóng tít là “Sao lại chỉ có 2?”. Vâng, tất nhiên có hàng tá bài học lãnh đạo có thể rút ra từ thất bại của JPMorgan Chase. Nhưng có vẻ như tôi sẽ không sống đủ lâu để viết ra tất cả các bài học đó, vì vậy chúng ta hãy nói về hai bài học lớn nhất nhé:
Hệ thống đánh giá rủi ro không hiệu quả
Sau khi các ngân hàng khác đều bị giáng đòn nặng do ảnh hưởng của cuộc suy thoái năm 2008 (về mặt kỹ thuật mà nói, cuộc suy thoái này đã bắt đầu từ tháng 12 năm 2007), JPMorgan Chase giống như một hình mẫu của một ngân hàng vận hành tốt, và giám đốc ngân hàng này, ông Jamie Dimon đã nhận được rất nhiều tín nhiệm từ sự kiện này. Đây đã từng là một ngân hàng biết cách quản lý rủi ro.
Hóa ra là những người đánh giá rủi ro đã không đặt ra câu hỏi “Nếu…?” cho nhiều tình huống khác nhau để đánh giá tất cả các rủi ro có thể xảy ra. Hoặc có thể họ có làm điều đó nhưng cấp lãnh đạo đã không nghe những đánh giá thực tế về rủi ro. (Một trong những hệ quả của quy luật Murphy trong kinh doanh là: Càng tạo ra nhiều lợi nhuận, bạn càng ít muốn nghe về những điều tồi tệ). Đâu đó trong chuỗi quản lý rủi ro, ai đó đã bỏ quên cấp độ đánh giá rủi ro hay cấp độ quản lý. Dễ cho rằng ai cũng mắc lỗi cả. Thực ra, Jamie Dimon đã nói rằng ngay cả những người tài năng nhất mắc những sai lầm ngớ ngẩn. Nhưng nếu quản lý rủi ro tốt, bạn sẽ chặn đứng được các lỗi sai trước khi chúng trở thành những sai lầm gây thiệt hại tỷ đô.
Quản lý rủi ro hiệu quả sẽ giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn thiệt hại. Không thể nói rằng ngân hàng JPMorgan Chase có một chương trình quản lý rủi ro tốt khi tổn thất của họ giờ đã là 2 tỷ đô la và đang ngày càng tăng thêm.
Từ chối rút ra bài học từ những sai lầm là điều ngu ngốc
Dimon & Co. đã nhiều lần từ chối học hỏi từ những sai lầm của người khác và của chính họ. Khi suy thoái mới xảy ra với họ, họ đã không đánh giá lại những gì họ đang làm trên cơ sở đối chiếu với những thất bại của những người khác, đặc biệt là AIG. (AIG đang rối tung lên với một khoản đầu tư khác nhưng vẫn dành một nhóm nhân sự và những khoản lợi nhuận lớn để xử lý rủi ro lớn này).
Sau khi sụp đổ, Jamie Dimon lại dẫn đầu cuộc vận động hành lang để chống lại những quy định mới. Theo Dimon, trong điều lệ giao dịch ngân hàng, các chủ ngân hàng đã trải qua nhiều bài học khó nhằn rồi nên không cần phải có thêm các quy định mới nữa. Ông đấu tranh chống lại điều luật Volcker, sẽ hạn chế mạnh việc giao dịch với danh mục đầu tư nhiều rủi ro- và điều này sẽ cứu JPMorgan khỏi những tổn thất hiện nay.
Sau cùng, Dimon đã học bài học sai từ những sai lầm nhiều tỷ đô la hiện nay:
Dimon cho biết “In future, chúng tôi sẽ quản lý ngân hàng để tối đa hóa giá trị kinh tế cho các cổ đông”. Đây chính là câu trích dẫn từ blog của Steve Denning trên Forbes.
Denning đã chỉ ra rằng: “Thật không may, ý kiến có sức lan tỏa và có vẻ hợp lý mà một ngân hàng đang cần chú trọng vào việc tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông như JPMorgan đã bị nhận định sai. Nó đã lờ đi quan điểm có tính nền tảng của Peter Drucker năm 1973 là mục đích quan trọng nhất của một công ty là tạo ra được một khách hàng. Nghịch lý ở đây là, nếu tập trung vào việc tối đa hóa giá trị của cổ đông thì sẽ tạo ra ít tiền cho các cổ đông bởi nó sẽ khiến công ty làm những việc tương tự như JPMorgan, và thật ra những việc đó lại triệt tiêu giá trị của cổ đông”.
Theo hoclamgiau