Năm 2012 được xem là năm khởi đầu tài cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, giảm thâm dụng vốn; đương nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phải gặp khó khăn – một sự khó khăn cần thiết trong việc chuyển đổi mô hình và phương cách kinh doanh
Năm 2011 – Đỉnh điểm của khó khăn
Năm 2011 được nhiều doanh nghiệp (DN) cho là đỉnh điểm khó khăn trong 10 năm qua, trái với kỳ vọng sẽ là một năm gặt hái nhiều thành công cho DN và nhà đầu tư. Sau quý I khởi động suôn sẻ thì chỉ số CPI đã vọt lên quá mạnh, và lần này được Chính phủ đánh giá là nghiêm trọng – từ sự tích lũy bất ổn trong cấu trúc kinh tế và đầu tư nhiều năm. Trong đó có 2 nguyên nhân chính: một là đầu tư công nhiều và thiếu hiệu quả, bao gồm cả đầu tư hạ tầng và đầu tư của DN nhà nước; hai là tăng trưởng tín dụng quá mức, chủ yếu phục vụ cho đầu cơ tàì chính. Do đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 thắt chặt cung tiền và tín dụng, giảm mạnh cho vay BĐS để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế.
Với nền kinh tế nhiều năm tăng trưỏng nhờ sử dụng nhiều vốn đầu tư thì việc hãm nguồn vốn, đồng thời lãi suất cho vay tăng rất mạnh, làm cho nhiều DN hụt hẫng. Trước hết là nhóm DN bất động sản, xây dựng và các DN ăn theo đầu tư công bị khó khăn: vừa không vay được vốn, vừa chịu chi phí lãi cao. Kế đến 1à các công ty sản xuất kinh doanh (SXKD) dịch vụ và hàng tiêu dùng.
Thống kê một số công ty SXKD hàng đầu trên thị trường chứng khoán (TTCK) cho thấy, tỷ suất sinh lời 2011 giảm 30% so với 2010 và giảm phân nứa so với 2009.
Phải chủ động quản trị nguồn vốn trong năm 2012
Với tình hình CPI giảm mạnh trong quý IV/2011 và các thông điệp của Chính phủ trong việc giảm 1ãi suất cho vay, cũng như hỗ trợ vốn cho DN SXKD làm hàng xuất khẩu và công nghiệp phụ trợ, đã tạo ra tín hiệu tích cực cho các DN. Tuy nhiên, xét trên phương diện nguồn vốn thì ít nhất 6 tháng đầu năm 2012, các DN vẫn phải chịu sức ép về huy động vốn, cũng như lãi suất sẽ khó giảm mạnh. Xét trên toàn cục, kinh tế năm 2012 sẽ ổn định hơn năm 2011,1ãi suất dần hạ nhiệt, nguồn vốn cho lĩnh vục SXKD được cải thiện hơn. Tuy nhiên, các tháng đầu năm 2012, có lẽ là giai đoạn thực sự quyết liệt “chữa bệnh” cho các ngân hàng khó khăn về thanh khoản, mà 6 tháng cuối năm 2011 chỉ mới là giai đoạn chuẩn bị, “Ổn định nhiệt độ, huyết áp trước khi phẫu thuật”. Vì vậy, sức ép với các công ty bất động sản nợ nhiều sẽ càng mạnh hơn. Chính phủ vẫn hạn chế cung tiền để duy trì thành quả ổn định CPI, DN hoạt động yếu kém, thiếu phương án kinh doanh tốt sẽ rất khó được vay vốn. Những DN không chủ động trong kế hoạch tài chính mà mong chờ Chính phủ giải cứu sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí phải bị phá sản.
Năm 2012 được xem 1à năm khởi đầu tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, giảm thâm dụng vốn, đương nhiên hoạt động SXKD sẽ phảỉ gặp khó khăn – một sự khó khăn cần thiết trong việc chuyển đổi mô hình và phương cách kinh doanh. Những DN nào thích ứng được môi trường kinh doanh mới sẽ có cơ hội mạnh lên và bứt phá, ngược lại sẽ bị đào thải, đó là thực tiễn của thị trường trong giai đoạn tái cấu trúc vượt khủng hoảng.
Cần nhận diện các cơ hội – khó khăn để chủ động giải quyết. Trong đó, quyết liệt thu gọn, tập trung kinh doanh cốt lõi để trở nên linh hoạt là giải pháp số 1. Đối với DN vừa và nhỏ khó khăn về vốn kinh doanh và vốn đầu tư có lẽ 1à thách thức lớn nhất trong giai đoạn 2012. Để quản trị nguồn vốn hiệu quả, vuợt qua được giai đoạn khắc nghiệt này, các DN SME có thể áp dụng các phương thức sau đây:
– Quản trị khó khăn về vốn kinh doanh (vốn lưu động): Kết hợp phân tích kế toán quản trị và nhận định thị trường, để xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng ngừa hoặc khắc phục.
Để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, các DN có thể: loại bỏ những hàng hóa không đáp ứng nhu cầu, sử dụng thuê ngoài thay cho mua mới những tài sản không sử dụng thường xuyên, cắt giảm chi phí Marketing và nghiên cứu sản phẩm mới không có triển vọng; xem xét lại nhân 1ực, cắt giảm những chi phí quản lý chưa cần thiết, xem xét lại toàn bộ quy trình sản xuất, tìm nguồn cung cấp có giá tốt, …
– Quản trị khó khăn về vốn đầu tư:
Năm 2012 không phải là năm thích hợp để DN đầu tư mở rộng SXKD, ngoại trừ những DN đang có thuận lợi về kinh doanh và nguồn vốn. Đốì với những DN cần huy động vốn để đầu tư, trong năm 2012, vốn ngân hàng vẫn là nguồn quan trọng nhất. Tuy nhiên, DN không nên xem ngân hàng phải có nghĩa vụ cung cấp vốn cho DN, mà mình phải thực sự chuẩn bị phương án đầu tư hiệu quả để có thể thuyết phục ngân hàng cho vay. Có 3 nguyên nhân khiến các DN bị ngân hàng từ chốì cho vay là: nguồn vốn chủ đầu tư chuẩn bị không tốt; dự án đầu tư, kế hoạch SXKD xây dựng chủ quan; và nhất là không theo tiến trình phát triển tín dụng, tức là muốn vay một số vốn lớn trong khi chưa có quá trình gắn bó với ngân hàng. Để có thể thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đầu tư, DN cần nhận ra các hạn chế và chủ động khắc phục.
Phần thưởng của DN quản trị tài chính tốt trong năm 2012 chính là trở nên vững mạnh và thích ứng cao trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, đi vào tiến trình phát triển bền vững đồng thời sẽ tăng trưởng mạnh trong vòng 2-3 năm tới, khi nền kinh tế Việt Nam đi vào giai đoạn tăng tốc mới.
Theo ERP