5 cách tối ưu việc quản lý lưu trữ dữ liệu

Tình trạng lũ lụt kéo dài tại Thái Lan gần đây gây ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất đĩa cứng, khiến giá thành của chúng tăng 50-100%. Tình trạng này vẫn chưa rõ sẽ duy trì bao lâu, nhưng có một cách mà bạn không cần mua những thiết bị mới là dọn những file không cần thiết, giải phóng không gian cho hệ thống và cho phép mở rộng hệ thống hiện tại. Khi mà giá các đĩa cứng gia tăng chóng mặt, vậy thì đâu là cách bạn có thể gia hạn tuổi thọ và duy trì tính năng của các công cụ lưu trữ mà bạn đang có.

1. Quản lý lưu trữ

Phần mềm quản lý lưu trữ sẵn có với nhiều mức giá khác nhau từ gói miễn phí đến gói giá cao dành cho doanh nghiệp giúp duy trì quản lý dữ liệu và thu nhỏ việc sử dụng. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thủ công drive phù hợp các file MP3, Jpeg hay pst. Nói chung việc nhận dạng file được xem là không cần thiết và có thể được lưu trữ ở nhiều không gian khác như ổ đĩa cứng ở case mà thường có rất nhiều khoảng trống chưa sử dụng.

Bạn cũng không cần chi quá nhiều vào việc này, ví dụ để gửi email chỉ cần hỏi những gửi có kinh nghiệm chuyển thư với PST ở drive chủ. Khi theo đúng chỉ dẫn chắc chắn việc này giúp cắt bớt dung lượng sử dụng cho hòm thư của bạn. Tương tự, với những file cá nhân bạn cũng làm như vậy để đảm bảo những file này không chiếm nhiều không gian trên mạng công ty.

2. Xóa bản sao hay nén

Khi cắt bớt những file đang tồn tại, bạn có thể xóa bản sao hay nén để dữ liệu của bạn phù hợp với dung lượng. Việc xóa bản sao sẽ quét toàn hệ thống, tìm kiếm các file trùng lặp và xóa bỏ chúng giải phóng không gian ở đó. Bất kì người nào sử dụng muốn truy cập vào đó sẽ đến được file họ cần. Nén là cách giảm dung lượng những file được sử dụng. Cách này có tác dụng với việc xử lý văn bản và các file text khác song không hiệu quả với các file media vốn được nén sẵn.

3. Tạo dung lượng từ không gian trống

Một số phần mềm giá thấp hoặc miễn phí như Linux OS giúp tái tạo những thiết bị cũ thành server lưu trữ. Việc này liên quan đến việc cài đặt Win hay Linux trên một server cũ và chuyển thành một server file. Khi có dùng bản cũ bạn có thể cập nhật để chúng chạy nhanh hơn. Việc dùng một vài drive cũ và đặt vào một server tốt cho bạn vì chúng đặc biệt phù hợp với ổ đĩa nhỏ.
Khi hệ thống nâng cấp và vận hành, bạn có thể sử dụng với bất kì loại file nào dù có thể bạn muốn coi chúng như công cụ lưu trữ phụ. Hãy nhớ đảm bảo làm mới để những ứng dụng quan trọng như email, cơ sở dữ liệu…hoạt động tốt.

4. Chuyển sang công cụ lưu trữ phụ

Nhiều cơ quan có hỗ trợ lưu trữ chất lượng nhờ cấu trúc đường truyền hay hệ thống giao thức giao diện nhỏ cho máy tính nhỏ iSCSI RAID cho những ứng dụng quan trọng. Nhưng thường việc này không phù hợp cho những ứng dụng không cần tốc độ cao. Sử dụng ứng dụng quản lý dung lượng hay thu công di chuyển dữ liệu khi ít thường xuyên cần đến giúp giải phóng rất nhiều không gian trong thiết bị. Phần mềm hỗ trợ công việc này thường cho phép bạn tạo ra một vài tầng không gian bao gồm hệ thống chính vận hành nhanh hay hệ thống lưu trữ phụ cũng như lưu offline cho ghi âm hay đĩa hình.

5. Công nghệ Đám mây

Khi bạn khai thác tất cả các giải pháp mà vẫn không còn dung lượng trong thiết bị hiện tại hãy nghĩ đến công nghệ lưu trữ đám mây. Với công cụ này bạn tạm thời di chuyển dữ liệu mà không cần đến thiết bị mới. Ưu điểm lớn là bạn chỉ cần chi trả theo mức sử dụng. Còn nhược điểm là việc lưu trữ không thuộc kiểm soát của bạn. Vì vậy tùy thuộc vào mức độ quan trọng của dữ liệu mà bạn có thể muốn mức độ bảo vệ cao hơn cho việc lưu nhiều lần và mã hóa chúng.

Bất kể chuyện này có thể làm bạn ngập đầu khi phải xử lý khối lượng dữ liệu lớn hơn chưa từng có của hầu hết các văn phòng thì vẫn có nhiều cách khác hơn là mua thêm những thiết bị lưu trữ. Nhiều doanh nghiệp về công nghệ cũng đưa ra nhiều lựa chọn lưu trữ mới như EMC, NetApp, HP… có những đặc điểm nói trên: giúp quản lý dung lượng, nén hay xóa bản sao, phân lớp và giảm dung lượng sử dụng. Nhưng bạn có thể đạt được điều này mà không cần một hệ thống thiết bị nào, hãy dùng những phần mềm sẵn có hay thực hiện thủ công theo gợi ý trên.
 
Hoàng Lan Anh (Theo PCWorld)