Mặc dù vẫn còn có những tranh cãi về việc liệu doanh nhân là những người có tố chất bẩm sinh hay do tự rèn giũa mà có, nhưng có một điều không thể tranh cãi: mài sắc những kỹ năng nhất định có thể giúp bạn trở thành một doanh nhân tốt hơn.
1. Giao tiếp. Khi bạn là một doanh nhân solo, bạn có thể nghĩ rằng giao tiếp không phải là một vấn đề, vì bạn không có nhân viên để tương tác cùng. Nhưng bạn vẫn phải duy trì đường dây thông tin rõ ràng với khách hàng thông qua email và điện thoại, cũng như đảm bảo rằng thông điệp bạn gửi qua các tài khoản truyền thông xã hội chính là thông điệp mà bạn muốn.
Nếu bạn có nhân viên, việc giao tiếp còn quan trọng hơn nữa. Sau cùng các kỹ năng giao tiếp kém có thể dẫn tới năng suất làm việc của nhân viên giảm và là cơ hội cho họ mắc nhiều lỗi hơn nếu họ không hiểu những lời chỉ dẫn của bạn.
Bí quyết cải thiện: Ngay cả khi bạn không phải là một người giao tiếp khéo kéo, thì việc chú trọng tới cách mọi người tương tác với bạn sẽ cho bạn thấy bạn đang tương tác với họ tốt tới đâu. Bạn thấy lúng túng mỗi khi nói? Hãy hỏi lại người đang nói chuyện với bạn xem liệu bạn nói có rõ nghĩa không và cho họ cơ hội hỏi lại để làm rõ.
2. Xây dựng thương hiệu (cá nhân và doanh nghiệp). Dù bạn đang cố gắng xây dựng thương hiệu của bạn hoặc tìm cách phát triển bản thân thành một chuyên gia trong ngành, thì biết cách xây dựng thương hiệu trực tuyến cũng rất thiết yếu với thành công của bạn.
Việc xây dựng thương hiệu khởi đầu từ việc tích cực hoạt động trên mạng xã hội, được hình thành thông qua việc xuất bản các nội dung trong hoặc ngoài trang web của bạn. Tuy nhiên, bạn hãy ý thức rằng các nội dung kém có thể dẫn tới việc xây dựng thương hiệu tiêu cực. Quan trọng là bạn phải biết cách truyền tải nội dung và các nguồn lực tới độc giả mục tiêu của bạn và họ thấy nó có giá trị.
Bí quyết cải thiện: Bạn không phải là một cây viết bẩm sinh hay cảm thấy truyền thông xã hội quá khó? Hãy chia nó thành những phần nhỏ. Hãy bắt đầu bằng việc viết một blog một tuần, hoặc tuyển một người viết để họ làm việc đó cho bạn. Hãy tăng số lượng lên khi bạn đã có được sự tự tin và bạn sẽ tăng được lượng người theo dõi và lượng truy cập trang web.
3. Bán hàng. Bạn có thể không phải là người bán hàng, nhưng thực tế là nếu bạn điều hành một doanh nghiệp thì bạn đang tham gia vào việc bán hàng. Bạn có thể có một đội bán hàng đảm nhiệm mọi vụ bán hàng của công ty, nhưng mỗi khi bạn chào hàng trong thang máy, đàm phán với một nhà cung cấp hoặc chỉ là thuyết phục bất cứ ai làm việc gì đó nghĩa là bạn đang sử dụng các kỹ năng bán hàng.
Bí quyết cải thiện: Có vô số chiến lược để bán được hàng mà không phải bán hàng. Hãy nghĩ về các cuộc trò chuyện của bạn với các khách hàng tiềm năng. Những chiến lược giúp bán được hàng có lẽ không thực sự khó – chúng xoay quanh việc giúp các khách hàng tiềm năng tìm ra một giải pháp cho một vấn đề. Nếu bạn tập trung giúp đỡ hơn là bán hàng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về quá trình bán hàng và cũng bán được nhiều hàng hơn.
4. Chiến lược. Bạn dễ nghĩ về những việc cấp thiết ngay lúc này của công ty vì các kết quả rất dễ thấy. Nhưng với bức tranh lớn hơn, các thách thức và mục tiêu dài hạn thì sao? Cứ bao lâu bạn lại nghĩ tới những điều này một lần?
Nếu không thường xuyên để mắt tới chiến lược của công ty và đánh giá khéo léo các chiến lược đó theo ngành và các đối thủ, thì bạn không thể hy vọng phát triển nó theo thời gian và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường.
Bí quyết cải thiện: Hãy dành thời gian chỉ để mơ về những điều bạn muốn đối với công ty bạn. Bạn muốn đưa nó tới đâu? Tầm nhìn của bạn là gì? Giờ làm sao để bạn tới đó từ vị trí hiện tại?
Hãy đặt ra các mục tiêu của bạn, sau đó xây dựng một kế hoạch có thể hành động được để biến chúng thành hiện thực. Sau đó, đừng quên những mục tiêu này. Hãy đặt chúng ở vị trí trước và trung tâm trong mọi việc bạn làm.
5. Tài chính. Mặc dù bạn không cần phải là kế toán viên có bằng cấp được chính phủ công nhận thì mới điều hành được một công ty thành công, nhưng bạn vẫn cần có hiểu biết nhất định về các vấn đề tài chính, biên lợi nhuận, dòng tiền mặt và vốn. Bạn càng thấy thoải mái với những con số này thì bạn càng tự tin và đưa ra nhiều quyết định tốt hơn.
Nếu bạn có một nhân viên kế toán đảm nhiệm tất cả các con số đó thì rất tuyệt vời nhưng đừng coi họ là cái nạng giúp bạn đào sâu và thực sự hiểu xem tiền của bạn đi về đâu. Nhiệm vụ của bạn là phải kiểm soát chi phí, tối đa hóa hiệu quả và tìm cách tăng doanh thu.
Bí quyết cải thiện: Hãy bắt đầu từ việc dành chút thời gian với hệ thống kế toán của bạn. Bạn có thể học nhiều về lợi nhuận và các khoản lỗ, doanh thu và chi phí trung bình từ các bản báo cáo. Một công cụ có thể giúp bạn hình dung doanh thu và chi phí của bạn là Godaddy Bookkeeping .
Theo Entrepreneur