Tránh các “bẫy tư duy” trong quản trị doanh nghiệp

Sự phát triển nhanh của nền kinh tế dễ dàng tạo nên một cơn sóng buộc các nhà quản trị phải cuốn theo. Tuy nhiên, chính trong cơn sóng ấy, những nhà quản trị không khéo léo sẽ rất dễ đánh mất mình và lâm vào các “bẫy tư duy”.

Dưới đây là một số “bẫy tư duy” phổ biến mà các nhà quản trị cần né tránh

1. Lẫn lộn trong thứ tự ưu tiên

Xu hướng chung của những nhà quản trị khi phải đưa ra quyết định gấp gáp đó là dựa vào các dữ liệu xác nhận trước đó như những định kiến hoặc giả thuyết. Điều này khiến họ dễ dàng bỏ qua yếu tố thực tại, dẫn đến nhầm lẫn trong thứ tự ưu tiên của các lựa chọn.

 

 

Lấy ví dụ như công ty Idelab. Khi lựa chọn các công ty để cùng cộng tác và tài trợ, Idealab không e ngại các doanh nhân từng gặp thất bại trong quá khứ. Thành công nối tiếp thành công là một điều tuyệt vời, nhưng thường nó dẫn đến xu hướng cho rằng một tổng giám đốc điều hành may mắn cộng với thời điểm tốt là một nhà lãnh đạo vàng, “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” – người đó sẽ không làm sai bất cứ điều gì, một nhận định khá gò ép.

2. Nhanh chóng quy kết

Chúng ta cũng thường xuyên quy kết hành vi của mọi người trở thành tính cách đặc trưng của họ, mà không xem xét đến tình huống mà họ đang phải đối mặt là gì. “Hầu hết thái độ của chúng ta là lờ đi bối cảnh mà người đó trải qua. Nếu bạn có thể đặt mình vào vị trí của người trong cuộc, bạn có thể hiểu con người đó hơn và họ có thể đem đến điều gì, giống như các cuộc đàm phán, thương thuyết”, nhà phân tích hành vi McPherson chia sẻ.

3. Không chấp nhận sai lầm

Sự thật là mỗi con người chúng ta đều sở hữu phần không nhỏ tính cố chấp. Đôi khi, chúng ta quá tự tin và kiêu hãnh để chấp nhận thất bại. Thật khó khăn khi phải thông báo rằng liên doanh của chúng ta làm ăn thua lỗ. Điều này càng trở nên day dứt với các công ty mới thành lập.

4. Xu hướng mất gốc

Mọi người có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào sự kiện gần đây và tin rằng chúng chính là các sự kiện trong tương lai. Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư rơi vào tình trạng bong bóng tài chính và bỏ lỡ một sự phục hồi theo đúng quy luật tự nhiên. Thực tế, trong một doanh nghiệp, các nhà quản lý thường xuyên dựa trên việc đánh giá hiệu suất hàng năm đối với việc thực hiện công việc gần đây của nhân viên có thể bị ảnh hưởng do hoàn cảnh bên ngoài.

McPherson bộc bạch: “Mọi người có thể hoàn thành tốt công việc trong suốt nhiều năm liền tại công ty, nhưng khi có bất trắc xảy ra, họ trở nên quá tham lam hoặc phản ứng xấu nếu công ty bị bán và họ không sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi”. “Thật là không công bằng, nhưng nhiều năm nỗ lực tốt có thể hoàn toàn bị mọi người quên lãng”.

Theo TBKT