6 cách theo dõi chiến lược tiếp thị của đối thủ

Không giống các thương hiệu lớn, các doanh nghiệp nhỏ nói chung không có các nguồn lực để theo dõi các đối thủ của họ nếu không bỏ ra rất nhiều tiền bạc và thời gian.

Đây là bài thứ năm trong loạt bài “Marketing Like the Big Brands” (Tiếp thị như các thương hiệu lớn) được đăng vào mỗi tuần trong đó, chuyên gia tiếp thị Jim Joseph sẽ chỉ cho các doanh nhân ít vốn cách áp dụng các chiến lược tiếp thị mà các thương hiệu lớn hay sử dụng

Người ta thường nói rằng công việc của một người làm tiếp thị không bao giờ hết, và điều này càng đúng đối với việc phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn.Điều cực kỳ quan trọng là bạn phải theo dõi mọi khía cạnh trong chiến lược tiếp thị của các đối thủ bao gồm bao bì, quảng cáo, khuyến mại, truyền thông xã hội và hoạt động trên trang web.

Không giống các thương hiệu lớn, các doanh nghiệp nhỏ nói chung không có các nguồn lực để theo dõi các đối thủ của họ nếu không bỏ ra rất nhiều tiền bạc và thời gian. Những nếu bạn tạo nên một quá trình thường xuyên thì có rất nhiều cách để theo dõi các đối thủ của bạn một cách dễ dàng. Dưới đây là sáu bước để bắt đầu:

1. Đăng ký Google Alerts. Nhận thông tin cập nhật trực tuyến hoàn toàn miễn phí về hoạt động của các đối thủ thông qua Google Alerts, và việc lập tài khoản cũng rất dễ dàng.

Hãy nhập tên đối thủ của bạn vào ô tìm kiếm và chọn các kết quả bạn muốn nhận thông báo bao gồm tin tức, bolg, video và các cuộc thảo luận. Các thông tin này sẽ được gửi tới bạn khi chúng diễn ra vào mỗi ngày hoặc mỗi tuần.

2. Kết nối với các đối thủ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ấn nút “Thích” và “theo dõi” đối thủ của bạn trên Facebook, Twitter và các kênh truyền thông xã hội khác. Hãy chắc chắn rằng bạn theo dõi cả thương hiệu và các lãnh đạo chủ chốt của thương hiệu đó để hiểu về những việc họ đang làm.

Ví dụ, là chủ một nhà hàng, bạn có thể muốn theo dõi tên các nhà hàng bạn muốn cạnh tranh cũng như các đầu bếp và những người quản lý nhà hàng để có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động của họ.

3. Đăng ký danh sách nhận thư và tin khuyến mại của các đối thủ. Đăng ký các chiến dịch tiếp thị trực tiếp và nhận thư điện tử của các đối thủ, đây còn gọi là các chương trình tiếp thị quan hệ khách hàng (CRM).

Trở thành một “khách hàng” thường xuyên và bạn sẽ nhanh chóng biết họ sẽ cung cấp dịch vụ kiểu gì và chúng giống với dịch vụ của bạn như thế nào.

4. Trở thành người mua hàng bí mật. Tiến hành các chuyến mua hàng qua mạng và trực tiếp để thử làm khách hàng của các đối thủ. Mua các sản phẩm của đối thủ xem cảm giác như thế nào.

Ghi chép lại các thủ thuật dịch vụ khách hàng mà bạn đang quan sát được, cũng như cách bày biện sản phẩm, nguồn gốc của chúng, cách bán hàng và định giá sản phẩm.

5. Tham quan các gian hàng của họ tại các hội chợ thương mại. Khi bạn tới các hội chợ thương mại, hãy chắc chắn chọn nguyên vật liệu của các đối thủ.

Ví dụ, nếu bạn kinh doanh trong ngành trang trí nội thất, thì tham dự các buổi triển lãm đồ nội thất tại địa phương là một nơi tuyệt vời để bạn bắt kịp với các xu thế của ngành.

6. Theo dõi các trang web của các đối thủ. Bạn có thể biết nhiều về các đối thủ bằng cách để mắt tới trang web của họ. Bắt kịp với các tính năng mới mà họ bổ sung và xem họ đang sử dụng cách lôi kéo nào.

Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong ngành hoa, việc quen với các trang web của đối thủ sẽ giúp bạn dõi theo loại thông tin họ đang cung cấp cho khách hàng và các xu hướng trong thiết kế hoa, tổ chức tiệc và lựa chọn hoa mà họ đang theo.

Mục tiêu ở đây là chắc chắn tất cả các yếu tố tiếp thị tạo nên trải nghiệm về thương hiệu của bạn tốt hơn của các đối thủ. Nếu bạn thấy điều gì đó không hiệu quả, cũng giống như chiến dịch tiếp thị của bạn thì sao?

Hãy tùy cơ điều chỉnh. Hãy quyết định những cách hiệu quả nhất để gắn kết với khách hàng của bạn.

Rất dễ dàng để nhận ra những thương hiệu đang cung cấp dịch vụ giống hệt bạn. Hãy bỏ qua những điều đã quá rõ ràng và theo dõi cả những đối thủ gián tiếp của bạn nữa. Đối thủ nào không dành thời gian, sự quan tâm và tiền bạc cho thương hiệu của bạn?

Ví dụ, nếu bạn đang quản lý một cửa hàng quà tặng thì các cửa hàng quà tặng khác không phải là đối thủ cạnh tranh duy nhất của bạn. Bạn đang cạnh tranh để giành được khách mua của các cửa hàng khác tại địa phương, các rạp chiếu phim, cửa hàng hoa và nhà hàng trong khu vực cũng như các khách mua quà tặng.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã coi các thương hiệu bán hàng qua mạng là những đối thủ lớn nhất của họ, bất kể họ đang ở địa phương nào.

Mở rộng diện đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hiểu tất cả các thông điệp tiếp thị nhắm tới các khách hàng của bạn. Chỉ có vậy bạn mới có thể trụ được ở vị trí dẫn đầu trong cuộc chơi của mình.

Theo DNSG