Thời khắc quyết định

Ngay cả khi không bác bỏ những rủi ro về suy giảm kinh tế, Michael Spence, giáo sư đại học, nhà kinh tế giành giải Nobel vẫn cho rằng, nền kinh tế toàn cầu đang rất lạc quan. Dưới đây là bài phân tích của ông.

Thị trường việc làm tại Mỹ có dấu hiệu khởi sắc

Không chỉ tại châu Âu, các vấn đề cốt lõi của kinh tế thế giới sẽ hối thúc chúng ta hơn nữa. Gần đây, các cuộc biểu tình dữ dội ở Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ đã dấy lên những câu hỏi không ngừng về nền kinh tế, về sự ổn định xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi. Ngọn lửa bùng lên ở một nhà máy may Bangladesh đã gióng lên hồi chuông với hệ thống phân phối dệt may toàn cầu. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) công bố giảm dần chính sách nới lỏng định lượng từ nay tới cuối năm.

Công bố này đã gây ra nhiều tác động bất lợi với các quốc gia khác, tạo ra sự thắt chặt tín dụng và xáo động trên thị trường giao dịch tại các nền kinh tế mới nổi. Rất có thể đây chỉ mới là những tín hiệu ban đầu của một sự biến động phức tạp hơn trong quá trình tiền khủng hoảng của các mô hình hỗ trợ tăng trưởng đã từng xảy ra tại Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản.

Cần phải nói thêm là rất nhiều sự bất ổn trong hiện tại khó mà giải quyết được trong tương lai gần. Trong thời gian tới, người ta sẽ thấy rõ hơn tác động từ hệ thống của các chính sách đối với nền kinh tế toàn cầu, gây ảnh hưởng lớn đến các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, định giá tài sản và sự bền vững tổng thể của nền kinh tế.

Tại Mỹ, việc giảm nợ công đã có tiến bộ đáng kể, ít nhất là tiến bộ hơn châu Âu. Mỹ đang điều chỉnh cấu trúc nền kinh tế và theo đó đưa tốc độ tăng trưởng GDP, có tính đến yếu tố lạm phát, mặc dù con số này thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP hằng năm từ 3-3.5%. Khu vực thương mại mở rộng rõ rệt và không phụ thuộc vào đòn bẩy thương mại khi xét đến tổng cầu. Nền kinh tế Mỹ hiện nay giống như một động cơ 8 xi lanh mà mới vận hành 5 xi lanh. Các nguyên nhân còn tồn đọng là nợ công, thiếu hụt đầu tư tại khu vực kinh tế nhà nước, cũng như tình hình ổn định tài chính của các gia đình trung lưu, vốn là xương sống của nền kinh tế.

Bất chấp một số bất ổn thị trường trong giai đoạn chuyển tiếp, hiệu quả nói chung có thể sẽ rất tích cực. Lợi nhuận thu về từ sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư và những người gửi tiết kiệm (bao gồm cả quỹ hưu trí) đổ tiền vào các khoản nợ và tạo ra động cơ tăng trưởng trong khu vực giao dịch ngoài nợ chi phí thấp.

Điều này chưa thể xảy đến với châu Âu. Cuộc tổng tuyển cử tại Đức sắp tới đây sẽ cho thấy thước đo thực sự của đồng euro. Chương trình giao dịch hoàn toàn bằng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, mặc dù áp dụng có điều kiện và giới hạn tại các tài sản nợ chính phủ ngắn hạn, và tới nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng, vẫn cho thấy có vẻ như đã có tác động ổn định khu vực đồng euro trên thị trường nợ công, bất chấp nền kinh tế tăng trưởng rất thấp.

Câu hỏi đặt ra là nó còn có thể tiếp tục kéo dài bao lâu dưới sức ép kém phát triển của khu vực Nam Âu và thách thức của tình trạng thất nghiệp (cũng như sự thiếu đồng điệu rõ ràng giữa các nhà hoạch định chính sách và công chúng về thực tế là không thể tồn tại các giải pháp ngắn hạn).

Trong bối cảnh bế tắc chính trị, nhiều chinh phủ phải mặc định chọn giải pháp thắt lưng buộc bụng, vốn càng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt đối với giới trẻ, và không phải giải pháp có thể lựa chọn trong thời gian dài. Tại một số điểm, chương trình cải cách hoạc sẽ chuyển dịch theo hướng cải cách thực sự, hoặc sẽ làm giảm thiện cảm đáng kể với khu vực đồng euro.

May mắn thay, sự không chắc chắn đến mức khó chịu này sẽ không còn kéo dài lâu hơn, ở châu Âu cũng như các khu vực khác. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ sớm có lựa chọn của họ, cũng như các cử tri tại Đức. FED cũng sẽ làm rõ các chính sách tiền tệ tại Mỹ. Thị trường sẽ sớm đi vào ổn định và bắt đầu định hình lại.

Rõ ràng hơn, các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đều đang có đà phát triển mới, bên cạnh sự đi lên của mình, các nền kinh tế này cũng sẽ kéo theo một loạt các tác động tích cực lên các nền kinh tế có nhiều liên hệ, như Nhật Bản hay châu Âu và tạo ra một làn gió mới phát triển kinh tế toàn cầu.

Theo DNSG