Lợi ích của dịch vụ phát triển thị trường

Năm 2013, khối dịch vụ phát triển thị trường toàn cầu đạt mức 2,7 ngàn tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên 3,8 ngàn tỷ trong năm 2018.

depositphotos-11019486-m-1411364072308-crop-1411364094555

Dịch vụ phát triển thị trường (DVPTTT) không chỉ giúp các doanh nghiệp (DN) giảm chi phí mà còn cải thiện doanh số và tăng thị phần. Với việc phát triển theo hướng số hóa, DVPTTT toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Công ty Tư vấn Chiến lược Roland Berger (RBSC) và Tập đoàn DKSH vừa công bố bản báo cáo nghiên cứu DVPTTT toàn cầu lần thứ tư. Là một mô hình mới trong lĩnh vực cung ứng, DVPTTT giúp các công ty tiếp cận khách hàng ở những thị trường mới và hỗ trợ tiếp thị, bán hàng, phân phối, kho vận và dịch vụ hậu mãi.

Những năm gần đây, ngành DVPTTT thu hút sự chú ý của các công ty đa quốc gia cũng như các công ty vừa và nhỏ tại các nước vì không những giúp giảm được chi phí đưa sản phẩm đến thị trường, mà còn giúp cải thiện doanh số và tăng thị phần nhiều hơn hẳn so với cách tự tiếp cận thị trường.

Nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hóa chất đặc biệt và máy móc kỹ thuật đang sử dụng dịch vụ này để thâm nhập thị trường mới hoặc mở rộng những thị trường hiện hữu và hạn chế rủi ro.

Nghiên cứu cho thấy, ngành công nghiệp DVPTTT đang tăng trưởng mạnh và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Năm 2013, khối DVPTTT toàn cầu đạt mức 2,7 ngàn tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên 3,8 ngàn tỷ trong năm 2018. Với mức tăng trưởng trung bình hằng năm là 7,4%, DVPTTT chiếm 1% thị trường tiêu thụ toàn cầu.

Không còn bị xem là “sân sau của các nước phương Tây”, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt quy mô thị trường 691 tỷ USD vào năm 2013 và vượt qua châu Âu để trở thành thị trường lớn nhất của DVPTTT. Châu Âu và Bắc Mỹ tiếp theo sau đó với giá trị lần lượt là 649 USD với 529 USD.

Trong 5 năm vừa qua, 10 công ty của thị trường mới nổi châu Á đã tăng trưởng hằng năm 22% – nhanh hơn gần bốn lần so với tốc độ 6% của mười công ty đã phát triển hàng đầu trên toàn cầu. Cùng lúc đó, nhiều công ty mới nổi đang nhận ra rằng họ có thể thành công hơn nữa trong việc mở rộng vào các thị trường mới khi bắt tay với nhà cung cấp DVPTTT.

Việt Nam là nền kinh tế mới nổi, nơi DVPTTT với giá trị cộng thêm cao sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai gần. Điều này tạo ra cơ hội cho những nhà cung cấp DVPTTT như DKSH đẩy mạnh cung cấp các gói dịch vụ toàn diện cho các đối tác, xây dựng chuỗi giá trị từ nghiên cứu và phân tích thị trường, tiếp thị, bán hàng, hậu cần cho đến dịch vụ hậu mãi. Tại Việt Nam, DVPTTT giúp các DN trong và ngoài nước củng cố năng lực khi muốn mở rộng thị trường hiện hữu hay thị trường mới.

Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường nội địa trong việc triển khai toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, phân phối, kho bãi, vận chuyển và dịch vụ hậu mãi, các công ty có thể tập trung năng lực và nguồn lực vào việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao khi được các công ty DVPTTT hỗ trợ.

loi-ich-cua-dich-vu-phat-trien-thi-truong

Hiện nay, số hóa đang dần dần chiếm vị trí chủ đạo trong danh sách ưu tiên của các DN. Ba xu hướng số hóa, gồm: thương mại di động, trí tuệ DN và cơ sở hạ tầng thông minh sẽ tác động vào các công ty trong vòng 5 năm tới. Số hóa không những làm thay đổi nền tảng kinh doanh mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và mở ra khả năng cho sự tăng trưởng hiệu quả.

Những xu hướng này sẽ tạo ảnh hưởng đến cách thức giao dịch kinh doanh và cách mà các công ty tương tác với các nhà cung cấp, khách hàng. Cơ hội của các công ty phần lớn đến từ hình thức giao tiếp, tương tác và các kênh bán hàng mới, tiếp cận và phân tích dữ liệu thị trường cũng như các mô hình tiên tiến để làm mới lại quy trình bán hàng.

Số hóa được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ tại các thị trường mới nổi và đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo Euromonitor, chi tiêu dành cho bán lẻ trực tuyến sẽ đạt 500 tỷ USD vào năm 2018, chiếm khoảng 8% thị trường bán lẻ toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tại các thị trường đã và đang phát triển, nhiều công ty nhận ra rằng để kinh doanh thành công đòi hỏi sự chủ động phát triển số hóa để thích ứng với sự thay đổi thói quen mua sắm.

Do các công ty thường thiếu nguồn lực và khả năng cần thiết để bắt đầu việc số hóa qua mô hình omni (Omni-Channel Retailing – tiếp thị và bán lẻ trong 1), nên chuyển sang các đối tác có năng lực, kinh nghiệm và khả năng trong việc cung cấp các DVPTTT tích hợp.

Các nhà cung cấp DVPTTT là lựa chọn của các DN khi hợp cả hai hình thức truyền thống và trực tuyến. Các nhà cung cấp DVPTTT liên khu vực đang có vị thế tối ưu để thúc đẩy phát triển thị trường theo mô hình omni.

Với sự hiện diện, kiến thức chuyên môn và am hiểu thị trường địa phương, họ có thể mang đến cho đối tác những dịch vụ cao cấp đi kèm với chuỗi giá trị và kết hợp các dịch vụ trực truyến cùng truyền thống để mở rộng và phát triển thị trường.

“Nắm bắt cơ hội, kiến thức chuyên môn của các nhà cung cấp DVPTTT ngày càng cần thiết cho các công ty muốn mở rộng thị trường kỹ thuật số. DVPTTT đang dần trở nên phổ biến vì nó giúp các công ty tiếp cận mô hình omni tích hợp và mang đến trải nghiệm ổn định cho khách hàng qua các kênh truyền thống và trực tuyến”, ông Matthias Hanke, Giám đốc Điều hành Công ty RBSC Thụy Sĩ chia sẻ.

Theo Cafe biz