Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, triển khai ERP đôi khi có thể trở thành một vấn đề nguy hiểm. Ứng dụng ERP không chỉ là vấn đề tiêu tốn một khoản chi phí lớn, nó còn tốn thời gian triển khai, đặc biệt là nguồn lực IT và đôi khi, văn hóa doanh nghiệp sẽ thay đổi hoàn toàn. Những nhân tố này có thể sẽ làm chùn bước các doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên, với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển thì không, họ luôn cố gắng để có thể thoát khỏi việc tác nghiệp với các bảng tính Excel đơn điệu hàng ngày để chuyển sang “thời đại ERP”.
Thời gian trung bình cho 1 dự án triển khai ERP tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 10 tháng, dù rằng các công việc liên quan sẽ vẫn tiếp tục kéo dài sau thời điểm go-live hệ thống – theo nghiên cứu gần đây của Aberdeen Group với 920 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề chi phí đặc biệt quan trọng: các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh thu dưới 50 triệu USD/năm trung bình sẽ chi khoảng gần 300,000 USD cho 1 dự án ERP, trong khi các doanh nghiệp tầm cỡ hơn (với doanh thu từ 100 triệu USD – 250 triệu USD) sẽ chi khoảng 1,4 triệu USD, nghiên cứu của Aberdeen cũng thống kê.
“Với mức đầu tư này, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư chắc hẳn sẽ là vấn đề cần quan tâm nhiều nhất đối với các doanh nghiệp?”, Cindy Jutras, Phó chủ tịch và là người tham gia nghiên cứu trực tiếp trong bản báo cáo tháng 3, 2009 của Aberdeen (”Đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư dự án ERP trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”) nêu ra.
Tuy nhiên câu trả lời lại hoàn toàn bất ngờ. Các số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng 52% phản hồi là “đôi khi” hoặc “không bao giờ” tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư để dự toán chi phí trước khi triển khai dự án ERP (trong khi 48% còn lại “luôn luôn” ). Và sau khi hoàn thành việc triển khai, có tới 75% là “thỉnh thoảng” hoặc”không bao giờ” trong khi chỉ có 25% còn lại có câu trả lời “luôn luôn”.
Mặt khác, rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ cảm thấy “bị gượng ép khi đầu tư dự án ERP” và “đơn giản bởi vì họ nhìn nhận ERP như là nền tảng cơ sở cần có để hỗ trợ việc sản xuất kinh doanh”
Tất nhiên, mục đích chính của Jutras là nhấn mạnh việc tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trước và sau khi triển khai dự án chính là chìa khóa dẫn đến thành công của 1 dự án ERP, đặc biệt là trong điều kiện nguồn lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn luôn thay đổi trong thời điểm nhạy cảm này (khủng hoảng kinh tế)
“Một dự án triển khai ERP được quản trị tốt có thể sẽ tiết kiệm được chi phí và tăng cường tính hiệu quả trong các hoạt động của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể sống sót và phát triển trong thời kỳ kinh tế khó khăn này”, bản báo cáo chỉ ra “Mục đích chiến lược là chuẩn hóa và tăng cường các quy trình sản xuất kinh doanh (tác nghiệp), đồng thời minh bạch hóa trong các hoạt động của doanh nghiệp, tăng hiệu quả quản lý. Từ đó có thể hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận”.
Trong suốt thập kỷ trước và trước đó, các nhà cung cấp giải pháp ứng dụng doanh nghiệp và khách hàng của họ đều đặc biệt chú ý đến việc giảm chi phí vốn chủ sở hữu (TCO) của hệ thống ERP. Tuy nhiên, “chỉ tập trung quan tâm đến chi phí vốn chủ sở hữu là không đủ”, Jutras nhấn mạnh, “Vấn đề cần quan tâm phải được mở rộng hơn, bao gồm cả tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của dự án ERP để xác định việc tiếp tục đầu tư và tối ưu hóa lợi ích thu được”
Tình hình kinh tế khủng hoảng hiện tại mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt đã đẩy việc “cắt giảm chi phí” ảnh hưởng tới các chiến lược ứng dụng ERP, theo nghiên cứu của Aberdeen. Cụm từ “phải cắt giảm chi phí” đã thay thế hoàn toàn” kỳ vọng tăng trưởng” hay “dịch vụ khách hàng” – vốn là những mục đích mà các nhà quản lý hướng tới khi ứng dụng ERP.
Jutras cũng nhấn mạnh, việc cắt giảm đầu tư ERP một cách máy móc không hoàn toàn là chiến lược đúng đắn vào thời điểm này.
“Với tình trạng đi xuống của nền kinh tế, một phản ứng mang tính đối phó có thể sẽ dập tắt ngay lập tức việc xem xét đầu tư cho các dự án ERP ngay vào thời điểm mà việc cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động (những lợi ích của ERP) là cần thiết nhất. Khi mà tình hình kinh tế hiện tại khó dự đoán được thì việc quan trọng hơn bao giờ hết là tiếp tục với các dự án ERP”.
(Theo doanhnhan360.com)
Pingback: “Nỏ thần” cho doanh nghiệp Việt | Hệ thống quản trị doanh nghiệp