Trong thế giới muôn hình muôn vẻ, năm châu bốn biển, có hàng vạn những con đường, những cuộc hành trình mà chúng ta phải trải qua. Những hành trình ấy đưa con người đến đỉnh cao của vinh quang, hay cũng có khi cuộc hành trình đầy gian nan thử thách ấy sẽ là liều thuốc tốt tôi luyện nên giá trị đích thực của một con người. Và giờ đây, tôi muốn nhắc đến con đường, hành trình trở thành một nhà lãnh đạo đích thực!!!
Hành trang cho công cuộc chinh phục đỉnh cao của kinh doanh, của nghệ thuật lãnh đạo là gì???
Đó phải chăng là niềm đam mê, kiến thức, cách đối nhân xử thế… Có rất, rất nhiều những phẩm chất cao quý cần có để tôi luyện nên giá trị đích thực của một doanh nhân. Để rồi Nhà văn Lê Lựu – Giám đốc trung tâm văn hóa doanh nhân đã đúc kết rằng: “Tiêu chuẩn của một doanh nhân đích thực tối thiểu phải có đủ Tâm-Tài-Trí-Đức”. 4 đức tính quý ấy hòa quyện nên giá trị của một doanh nhân.
Ngược dòng thời gian, quay trở lại cách đây hàng trăm năm, Nguyễn Du – danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ nôm kiệt xuất của thế kỷ 20 đã phán rằng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Rồi cụ Du còn ví von thật hay rằng: “Một vành trăng khuyết, ba sao trời”. Vâng, cả 4 đức tính, 4 giá trị cốt lõi: “Tâm – Tài – Trí – Tín” đều quý. Nhưng trên tất thảy, bất kỳ một doanh nhân nào cũng cần phải có đó là cái “Tâm”. Cái Tâm thì gấp tận ba lần cái Tài. Tâm chính là trung tâm của vũ trụ, xoay quanh là các giá trị Tài – Trí – Tín. “Tâm” cũng như vành trăng soi sáng, chiếu rọi cho hành trình chinh phục đầy gian nan, thử thách của một doanh nhân. Giữ được cái Tâm cho sáng, vẹn toàn được đạo nghĩa, đó chính là giá trị đích thực của một doanh nhân.
Chính do vậy mà cái “Tâm” của một doanh nhân luôn được tôn vinh và đáng quý trọng. Hằng năm, có hàng trăm doanh nhân được vinh dự nhận giải “Doanh nhân Tâm – Tài” – tôn vinh những doanh nhân vừa có Tâm vừa có Tài. Năm 2007, 113 cúp vàng “Doanh nhân Tâm Tài” đã được trao trong số 285 hồ sơ tham dự bình chọn… Quả là những việc làm có ý nghĩa.
Vậy giá trị của một doanh nhân có Tâm là gì?
Có lẽ chữ Tâm lớn nhất đối với một doanh nhân là làm ra nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp từ hoạt động hợp pháp, giữ chữ tín, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo điều kiện cho người làm có môi trường làm việc phù hợp và có cơ hội phát huy tài năng. Cái Tâm còn là mang đến giá trị đích thực cho khách hàng, cho người tiêu dùng. Hơn tất thảy, đó là cái “tâm” chứa đựng trong từng sản phẩm, từng dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra. Chỉ có niềm đam mê với công việc, chỉ có sự hăng say phát triển sản phẩm, chỉ có sự tận tụy trong quản trị của một người chủ doanh nghiệp mới tôi luyện nên những sản phẩm, dịch vụ tốt. Cái “Tâm” tôi muốn nói đến là niềm đam mê với sản phẩm, với con đường người lãnh đạo đã chọn và đang hướng đi. Chính cái “tâm” ấy sẽ giúp người lãnh đạo vượt qua mọi khó khăn thử thách. Mặt khác, nhà lãnh đạo giỏi là nhà lãnh đạo phải biết truyền cái “Tâm” ấy đến tất cả những nhân viên dưới quyền mình, tới những đối tác. Nếu đạt được cái “tâm” rạng ngời ấy, chắc hẳn đó phải là nhà lãnh đạo kiệt xuất.
Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng: chớ đừng chỉ chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà quên đi cái tâm trong kinh doanh. Những năm gần đây, trong thời buổi kinh tế thị trường, thời buổi mà “Thương trường như chiến trường” – cái Tâm đó liệu còn vẹn nguyên giá trị. Nổi cộm lên như vụ Vedan, vì lợi nhuận họ đã sẵn sàng xả ra hàng tấn chất thải công nghiệp, được đổ trực tiếp ra sông Thị Vải… Gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người, hệ sinh thái động thực vật. Hãy đặt câu hỏi xem, cái Tâm đi đâu rồi???
Cái Tâm còn là những tấm lòng cao cả, đóng góp cho cộng đồng với các hoạt động từ thiện. Đến khi tạo ra những giá trị vật chất nào đó, với một doanh nhân, cũng đừng quên rằng hãy chia sẻ những giá trị đó cho cộng đồng, cho những người xung quanh, những người có hoàn cảnh còn khó khăn. Trước hết, nó khiến tấm lòng thêm cao cả, hơn nữa đó mới là giá trị đích thực của cuộc sống. “Người hạnh phúc là người biết mang hạnh phúc cho người khác”.
Tâm – Tài – Trí – Tín… 4 giá trị cốt lõi của một doanh nhân…
“Tôi luôn lao đến những nơi quả bóng sắp sửa đến, không phải nơi nó vừa ở đó” Là câu nói yêu thích của Steve Jobs được trích từ cầu thủ côn cầu khúc quân cầu nổi tiếng.
Điều cần phải có nữa của một doanh nhân đó chính là…
Tâm + Huyền = Tầm!!!
Một doanh nhân cần phải có tầm nhìn sâu rộng, những phán đoán dựa trên phân tích thực tế để đưa ra quyết định đúng đắn chèo lái con thuyền đi đúng hướng. Cái TÂM có lớn thì mới rọi soi được con đường phía trước. Còn TẦM có lớn thì cũng mới đủ sức, đủ ý chí để vượt qua tất thảy những chông gai thử thách trên hành trình vạn dặm.
Tầm nhìn ở đây phải thực sự bao quát, từ tầm nhìn vi mô đến tầm nhìn vĩ mô. Nhìn cho thấu, rọi cho sáng.
Tầm nhìn vi mô là cách nhìn nhận về chính doanh nghiệp của mình. Về nguồn nhân lực, về phương thức sản xuất, về cách trọng dụng nhân tài. Dùng người sao cho đúng, cho hợp lý. Bởi một lẽ, cách dùng người chiếm đến 45% thành công của một doanh nhân.
Còn tầm nhìn vĩ mô là sao ??? Tầm nhìn vĩ mô là nhìn nhận thị trường, nhìn nhận tình hình kinh tế. Hơn tất thảy, một doanh nhân còn phải đi trước thời đại một bước. Tầm nhìn rộng, tầm nhìn sâu sẽ tạo nên giá trị khác biệt với mỗi doanh nhân. Sẽ quyết định bạn Thành công đến đâu.
Và tôi còn muốn nhắc đến “Tầm – tầm nhìn chính bản thân mình”. Nhìn từ vi mô, đến vĩ mô… và giờ đây, không thể thiếu là nhìn nhận chính bản thân mình. Hãy nhìn xem mình đã làm được gì, mình có những ưu điểm nào, lợi thế của mình ra sao. Nếu chính bản thân mình còn nhìn không thấu thì sao nhìn nhận được người khác. Hãy biết mình đang ở đâu, đang ở vị trí nào để lựa chọn đúng đắn con đường phía trước. Bạn không thể ngước đến những vị trí quá cao mà chính bản thân bạn không thể với tới được. Hãy biết rằng, bạn là ai? Bạn phải làm gì? … Cái Tầm của mỗi người cũng giống như quả bóng bay, nếu cứ thổi, thổi mãi mà không nhìn nhận phù hợp thì rồi một ngày, quả bóng ấy sẽ nổ!!!
Tầm = Tầm nhân + tầm vi mô + tầm vĩ mô.
Tâm + Tầm: Tôi dám chắc một điều rằng, nếu bạn đạt được đích đến của sự hòa quyện giữa chữ tâm trong sáng, và chữ Tầm rộng lớn thì bạn sẽ là một doanh nhân thành đạt…
Những chia sẻ của một cô gái rất thích kinh doanh, ước mơ của cô là sẽ trở thành một nữ doanh nhân thành đạt. Rất mong sự góp ý của các bạn. Đây là những bài học mình đúc kết được từ những tối trò chuyện của bố – thực sự bố tôi đã dạy cho tôi những bài học đáng quý. Đó sẽ là những hành trang vô giá để tôi chinh phục con đường hướng tới mục tiêu: A successful businesswoman.
Theo saga