Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp hay ERP (Enterprise Resource Planning) đang được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Một số doanh nghiệp (DN) nói đang ứng dụng ERP, nhưng thực chất chỉ triển khai một hai module nào đó. Tại Việt Nam, các thông tin về ERP cũng chưa được thông tin đầy đủ và liên tục đến các DN. Một số DN đang ứng dụng phần mềm ERP cũng rất “ngại” nói về mình.
Theo các chuyên gia về ERP, một hệ thống đạt tầm ERP cần phải: Được thiết kế theo từng phần nghiệp vụ (moduler); Có tính tích hợp chặt chẽ; Có khả năng phân tích quản trị; Tính mở. Hệ thống ERP còn có khả năng sửa chữa, khai thác thông tin. Do đó, cùng với quy trình vận hành, ERP có tính dẫn hướng (driver). Mặt tích cực này cho phép DN học tập các quy trình quản lý DN trong chương trình, từ đó thiết lập quy trình quản lý của mình và hoạch định các quy trình dự kiến trong tương lai.
Các chuyên gia cũng đưa ra 5 lời khuyên cho DN ứng dụng ERP. Theo đó, nếu DN quản lý không chặt việc tuyển dụng, mua vật tư sẽ thất thoát chi phí rất nhiều. Cho nên, DN nên bắt đầu bằng với những module cơ bản và cần thiết nhất trong ERP. Đó là module tài chính và cung tiêu. Sau đó, mới ứng dụng các module nâng cao như sản xuất, nhân sự, tiền lương. Sau khi đã có ERP, DN mới nên tiếp tục triển khai SCM, CRM và thậm chí SEM. Ứng dụng ERP ngày nay không phụ thuộc vào qui mô DN mà vào nhu cầu quản lý của DN đó. DN nên chọn 1 nhà cung cấp (NCC) hay chỉ nên tích hợp tối đa 3 module của các NCC giải pháp khác nhau. Vì chi phí tích hợp chiếm tỷ trọng 40% trong tổng giá trị gói ERP và giải pháp của NCC khác nhau không phải lúc nào cũng có thể “bắt tay” tích hợp được với nhau. DN nên thực hiện ISO trước khi ứng dụng ERP.
“Magic việt quan niệm ERP là một công cụ tự động hóa toàn bộ quá trình kinh doanh từ đầu vào đến đầu ra. ERP chủ yếu giải quyết những vấn đề nguồn lực nội tại của DN bao gồm tài chính, nguồn nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu, qui trình kỹ thuật, qui trình sản xuất,… Song ERP đơn thuần chưa đủ mà cần có những module khác như CRM (Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng) hỗ trợ phần quan hệ giữa DN với khách hàng; SCM (Supply Chain Management – Quản trị dây chuyền cung ứng) lo cho phần quan hệ giữa DN và các nhà cung ứng. Trong đó, ERP giúp “tề gia” bên trong DN, CRM là mặt tiền để quan hệ với khách hàng, còn SCM quản lý công tác mua nguyên vật liệu cho DN.”
Cũng theo ông Magic việt, hiện có rất nhiều hệ thống phần mềm ERP có tính năng lấn sang tính năng của CRM hay SCM. Magic việt gọi đây là hiện tượng chồng lấn chức năng. Bản thân Magic việt đang đi theo hướng phát triển “vùng chồng lấn”, mở rộng khái niệm ERP có luôn CRM, SCM.
Lộ trình ứng dụng CNTT trong DN gồm 5 giai đoạn:
Thứ nhất, đầu tư cơ sở hạ tầng: DN trang bị máy tính, thiết lập mạng cục bộ LAN, hay các mạng diện rộng WAN. Lúc này DN có thể thiết lập kết nối Internet, các môi trường truyền thông giữa các văn phòng, giữa công ty với các đối tác… Đây là giai đoạn xây dựng “phần xác” cho ứng dụng CNTT.
Thứ hai, giai đoạn sơ khai: Được hiểu là dùng máy tính cho các ứng dụng đơn giản. Chẳng hạn, ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, lưu trữ văn bản, thiết lập hệ thống Email, lập lịch công tác hoặc ở mức cao hơn là thiết lập các trao đổi đối thoại trên mạng (Forum). Giai đoạn này tác động trực tiếp đến cá nhân từng thành viên trong công ty.
Thứ ba, mức tác nghiệp: Bắt đầu đưa các chương trình tài chính kế toán, quản lý bán hàng, quản lý nhân sự-tiền lương… vào sử dụng trong từng bộ phận của đơn vị. Giai đoạn này tác động trực tiếp đến phòng ban khai thác ứng dụng. Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là các ứng dụng mang tính rời rạc, hướng tới tác nghiệp và thống kê.
Thứ 4, ứng dụng CNTT ở mức chiến lược: Lúc này ngoài điều hành tác nghiệp, CNTT không còn là ứng dụng đơn thuần mà là giải pháp theo mô hình quản trị để giúp DN thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của mình. Đây là cách áp dụng CNTT của DN các nước tiên tiến. Các mô hình quản trị được áp dụng ở đây là ERP (Enterprise Resouce Planning – Hoạch định khai thác nguồn tài nguyên DN), SCM (Supply Chain Management – Quản trị cung ứng theo chuỗi), CRM (Customer Relationship Management – Quản trị mối quan hệ khách hàng). Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là CNTT tác động đến toàn bộ DN. Việc điều hành được thực hiện trên hệ thống với số liệu trực tuyến và hướng tới phân tích quản trị.
Thứ năm, ứng dụng thương mại điện tử: Giai đoạn này, DN đã dùng công nghệ Internet để hình thành các quan hệ thương mại điện tử như B2B, B2C và B2G. TMĐT ở đây không đơn thuần là thiết lập Website, giới thiệu sản phẩm, nhận đơn đặt hàng, chăm sóc khách hàng… qua mạng mà là kế thừa phát huy sức mạnh trên nền tảng dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong DN. Điều này minh chứng cho vai trò cốt lõi, không thể thiếu của ERP trong chiến lược dài hạn, tối thiểu là 10 năm.
Trong những năm gần đây, CNTT đã đi sâu vào các lĩnh vực của cuộc sống. Internet đã mang đến cho chúng ta sự tiếp cận dễ dàng đến kho tri thức khổng lồ của nhân loại, cùng khả năng kết nối mọi người mọi lúc mọi nơi qua ứng dụng thư tín điện tử, các giao dịch thương mại điện tử, qua việc học tập từ xa. CNTT cũng đã đến với DN qua giải pháp ERP, một giải pháp tin học hóa toàn diện hoạt động kinh doanh, sản xuất và quản trị doanh nghiệp.”
Nhận thức ERP không chỉ đơn thuần trên phương diện quan niệm về tin học hóa DN, mà còn về những lợi ích mà ERP mang lại cho DN, những thách thức mà DN sẽ phải đối mặt, về phương pháp luận triển khai, về những kinh nghiệm mà các DN khác đã tích lũy được trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống ERP. Những kinh nghiệm này không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà còn của các quốc gia khác.
Theo internet