Amazon.com sắp làm gì với thị trường thương mại điện tử Việt Nam?

Trong khi eBay nhanh chóng nhảy vào thị trường thương mại điện tử Việt nam từ giữa năm 2008 thì Amazon vẫn còn chần chừ.

Amazon-Mobile-Associates-API-video

Ebay và Amazon có lẽ là hai cái tên không còn xa lạ với người Việt Nam. Trong khi eBay nhanh chóng nhảy vào thị trường thương mại điện tử Việt nam từ giữa năm 2008 thì Amazon vẫn còn chần chừ?

Phải chăng thị trường thương mại điện tử Việt Nam cạnh tranh quá khốc liệt? Đâu là câu trả lời hợp lý?

Điểm mặt những nhà đầu tư

Nhắc đến những website về thương mại điện tử tại Việt Nam nhưng có dấu ấn của những đại gia quốc tế người ta thường nhắc tới Lazada (Rocket Internet), eBay Việt Nam (thông qua Chodientu.vn), Alibaba (thông qua OSB Holdings). Amazon Việt Nam vẫn đang là ẩn số.

amazon search
Xu hướng quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam về 4 đại gia Amazon, eBay, Lazada và Alibaba.

Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy đâu sẽ là xu hướng của tương lai. Ebay được người Việt Nam quan tâm từ trước năm 2005 và duy trì sự thống trị trong tâm trí của người Việt suốt 2 năm sau đó. Đỉnh điểm là vào tháng 6/2008 với thỏa thuận hợp tác giữa eBay và Chodientu.vn.

Chỉ tới năm 2005, người tiêu dùng Việt Nam mới bắt đầu quan tâm tới Amazon. Từ năm 2005 đến 2011, suốt 6 năm ròng, eBay vẫn chiếm ưu thế về mức độ quan tâm của người Việt, trội hơn hẳn Amazon và Alibaba.

Cơ bản vì trong khoảng thời gian đó Amazon hầu như không quan tâm đến thị trường Việt Nam. Việt Nam thậm chí còn không nằm trong danh sách shipping của Amazon.

Bản thân Amazon cũng không chấp nhận các thanh toán bằng thẻ Visa từ Việt Nam vì lo ngại vấn đề “hack” thẻ tín dụng vốn phổ biến như một “phong trào” trong giới hacker Việt thời điểm đó. Hàng hóa được mua từ Amazon.com về Việt nam thời điểm này chủ yếu là nhờ người thân ở Mỹ xách tay về.

Tuy nhiên, kể từ năm 2011, Amazon đã nổi lên như một thế lực mới trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Đó là lúc Amazon đã có cái nhìn khác về thị trường này. Các hãng vận chuyển đã bắt đầu triển khai nhiều dịch vụ vận chuyển, forwarding để giúp người tiêu dùng mua được hàng hóa trên Amazon.

Thậm chí với Lazada của Rocket Internet, nổi lên nhanh chóng từ đầu năm 2012 cũng vẫn chỉ xếp thứ 2 về mức độ quan tâm của người dùng Internet, sau Amazon. Vậy “gã khổng lồ” này còn chờ đợi điều gì trước khi chính thức “đáp” vào Việt Nam?

Một đối tác đích thực

Để chọn được một đối tác đích thực, các tập đoàn thương mại điện tử quốc tế thường phải sàng lọc các ứng viên rất kĩ càng, dựa trên nhiều tiêu chí. Tuy nhiên ngoài những tiêu chí cơ bản như vốn và năng lực tiếp thị, kiến thức thị trường, có thể kể ra 2 tiêu chí tiên quyết không thể thiếu là:

  • a. Năng lực và trình độ công nghệ.
  • b. Tiềm lực về Logistic.

Việt Nam không thiếu các hãng vận chuyển danh tiếng, giàu vốn và mạng lưới logistic rộng khắp. Tuy nhiên, muốn kết nối với một hãng công nghệ, ít nhất bạn phải là một hãng công nghệ thực thụ ở lĩnh vực đó. Amazon đã nhìn thấy ai ở Việt Nam chưa?

Muốn làm một khảo sát nhanh, họ chỉ cần gõ những từ khóa như “mua hàng amazon“, “ship hàng amazon“…để xem những đã có những công ty nào thực sự quan tâm tới vấn đề này một cách nghiêm túc.

Kết quả trên Google khi gõ "mua hàng amazon"
Kết quả trên Google khi gõ “mua hàng amazon”

Thế nhưng, điều đáng buồn là hầu hết các công ty có hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa từ Amazon.com chưa thực đầu tư nghiêm túc về công nghệ Internet. Việc kết nối với Amazon.com không chỉ đơn giản là kí một văn bản.

Đối tác của Amazon sẽ phải có khả năng kết nối dữ liệu trực tiếp với website chính Amazon.com để cập nhật thông tin hàng hóa và tính toán nhanh chóng chi phí vận chuyển, tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt nhất và gần gũi nhất với người tiêu dùng Việt Nam. Chìa khóa nằm ở công nghệ.

Giải bài toán Amazon.com

Hãy thử mô phỏng và giải đáp bài toán Amazon.com.

Trong trường hợp của eBay, website eBay.vn đã thực hiện rất tốt việc địa phương hóa eBay.com. Thông tin sản phẩm, hệ thống đấu giá đều được liên kết dữ liệu từ eBay.com. Giá sản phẩm được chuyển trực tiếp sang tiền tệ VNĐ và công khai chi phí ship hàng. Điều này mang lại cho người tiêu dùng trải nghiệm mua hàng quốc tế với cảm giác “bản địa“.

Amazon247 đang trở thành một đối tác chiến lược quan trọng của Amazon.com tại Mỹ trong việc kết nối và mở ra một thiên đường shopping không biên giới cho người tiêu dùng Việt Nam.
Amazon247 đang trở thành một đối tác chiến lược quan trọng của Amazon.com tại Mỹ trong việc kết nối và mở ra một thiên đường shopping không biên giới cho người tiêu dùng Việt Nam.

Với Amazon thì sao? Tương tự như thế, Amazon cần một đối tác có thể làm như eBay.vn và hơn thế nữa. Đó là một hệ thống cập nhật và liên kết dữ liệu hàng hóa thời gian thực từ Amazon.com với hệ thống báo giá tự động bao gồm tất cả chi phí vận chuyển và thuế quan. Các chi phí phải được bóc tách rõ ràng để giúp người tiêu dùng yên tâm hơn, chủ động hơn trong việc lựa chọn và quyết định mua hàng. Và sau cùng là năng lực Logistic vững mạnh để có thể kham nổi một lưu lượng hàng hóa khổng lồ.

Bạn nghĩ đã có ai xứng đáng với vị trí danh giá này chưa? Hi vọng sắp tới đây, chúng ta sẽ được chứng kiến báo chí phải tốn giấy mực ra sao để chào đón “Người khổng lồ Amazon.com” chính thức bước thị trường thương mại điện tử của Việt Nam.