Đây là khẳng định của ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty phần mềm FPT trong cuộc gặp mặt hội viên VINASA đầu xuân 2013 vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, để có thể tận dụng cơ hội “ngàn năm có một”, tham gia vào cuộc “đánh bắt lớn”, các doanh nghiệp Việt Nam cần đoàn kết, chia sẻ thông tin, nguồn lực.
Cơ hội ngàn năm có một
Theo ông Hoàng Nam Tiến, Nhật Bản đang có xu hướng rời outsource khỏi Trung Quốc vì các vấn đề nhạy cảm chính trị. Với xu hướng đó, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cần tranh thủ cơhội này để tăng thị phần gia công xuất khẩu phần mềm tại thị trường Nhật Bản so với các đối thủ, nhất là Trung Quốc.
Theo báo cáo của Bộ Kinh tế Nhật Bản, tổng chi phí cho việc làm gia công phần mềm của các công ty Nhật là khoảng 30 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, chỉ có 2.4% ( khoảng 720 triệu USD) được đặt hàng gia công ở nước ngoài, hơn 29 tỷ USD (hơn 97%) vẫn là do các công ty IT Nhật đảm nhận. Trong số đó, các công ty Trung Quốc chiếm 75% – 80%, còn tổng giá trị đơn hàng các doanh nghiệp Việt Nam dành được chỉ bằng 1/30 so với Trung Quốc.
Ông Hoàng Nam Tiến cho hay, FPT đã có những cuộc gặp gỡ với lãnh đạo tập đoàn Hitachi, và được chia sẻ, doanh thu năm 2012 của họ khoảng vài tỉ USD. Các nguồn việc mà họ giao cho FSOFT hay các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% tổng doanh thu của họ. Điều đó cho thấy, tiềm năng mở rộng và phát triển cùng các tập đoàn lớn của Nhật là rất to lớn. Tuy nhiên, để có thể giành được những hợp đồng lớn, tận dụng thời cơ“ngàn năm có một” Việt Nam phải giải quyết được những vấn đề như: Có ít doanh nghiệp có khả năng làm việc tại thị trường Nhật; Ít sự lựa chọn khác. Ngoài FPT là doanh nghiệp lớn tại VN và thiếu nguồn lực. Theo ông Tiến, nếu muốn đi lên bằng công nghệ thì lựa chọn đi cùng Nhật để là cách lựa chọn đúng đắn nhất.
Tận dụng như thế nào?
Đứng trước cơhội lớn tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp gia công của Việt Nam đều thiếu nguồn lực, thiếu kinh nghiệm làm việc với đối tác Nhật Bản. Làm thế nào để có thể giành được lợi thế, tận dụng cơhội?
Chia sẻ tại cuộc gặp mặt, đại diện các doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc với Nhật Bản như Luvina, Fsoft v.v…cho biết, họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc với Nhật Bản cho các doanh nghiệp hội viên VINASA.
Bên cạnh đó, đại diện Luvina, Fsoft và LZT Vietnam Ltd., com đều đồng tình với ý kiến, các doanh nghiệp outsourcing Việt Nam muốn đón được làn sóng đầu tưcủa Nhật Bản cần phải kết nối với nhau, liên kết với nhau, đưa nguồn nhân lực sang các công ty đã có kinh nghiệm làm với Nhật để học hỏi, đào tạo và mang việc về công ty mình. Nói cách khác, các doanh nghiệp phải dựa vào nhau thành một khối chặt chẽ, nếu không, không thể tự lấy đơn hàng của Nhật. Các doanh nghiệp lớn cũng khẳng định, bản thân họ cũng không thể đủ nhân lực để xử lý hết các đơn hàng của Nhật Bản. Bởi vậy, để có thể tận dụng cơhội, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải trao đổi nhân lực, chia sẻ cơhội và hợp tác lẫn nhau.
Theo Nss