Đổi mới để vươn lên trong khủng hoảng và tận dụng sự thay đổi

Trong vòng 5 năm trở lại đây, “sự bế tắc”, “tác động tiêu cực” và “khủng hoảng” là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả môi trường kinh doanh. 

Tuy chúng ta luôn cố thích nghi và chịu đựng sự bất ổn này, nhưng liệu điều đó có đủ để tồn tại?

Nassim Nicholas Taleb đã chỉ ra trong cuốn sách “Antifragile: Things That Gain from Disorder” của mình, chúng ta cần phải “chống lại sự yếu đuối” – để phát triển trong khủng hoảng và tận dụng sự thay đổi. Các nhà lãnh đạo đang dần nhận ra rằng đương đầu với những rủi ro một cách thông minh là điều thiết yếu dẫn đến thành công.

Thông điệp này đã được truyền tải mạnh mẽ và rõ ràng trong khảo sát hàng năm của GE mang tên “Innovation Barometer” về thước đo đổi mới, trong đó hơn 3.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã nêu quan điểm của mình về sự đổi mới. Mặc dù những người được phỏng vấn đều đồng ý rằng đổi mới là chiến lược trọng tâm để đưa ra phương án tiếp cận mới trong thời kỳ bất ổn nhưng họ lại có những quan điểm trái chiều về việc cần phải làm gì để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Nhìn chung, bản khảo sát ghi nhận rằng các nhà lãnh đạo đã ngày càng sẵn lòng hơn trong việc đối đầu với những thách thức hiện tại, thoát khỏi những cách thức truyền thống để tìm kiếm và thực hiện những ý tưởng tốt, ứng dụng vào thị trường. Với đổi mới thành công hơn tại các thị trường mới.

Đây là một bước tiến trong quan hệ hợp tác, phản ánh xu thế ưu tiên đổi mới mô hình doanh nghiệp thay vì sản phẩm. Giờ đây, phát triển những mô hình doanh nghiệp mới đòi hỏi ít nguồn lực hơn, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi.

Beth Comstock Phó Chủ tịch cấp cao, Giám đốc Marketing toàn cầu  của Tập đoàn General Electric 

Đẩy mạnh hợp tác chính là nền tảng của triết lý đổi mới tại GE. Trong năm qua, chúng tôi đã khai trương nhiều Innovation Center (Tạm dịch “Trung tâm nghiên cứu sáng tạo”) để phục vụ khách hàng tại Canada, Trung Quốc và A-rập Xê-út nhằm hợp tác với khách hàng và cộng đồng.

Tuy thời gian đi vào hoạt động chưa lâu nhưng kết quả mang lại rất khả quan. Ví dụ như ở Thành Đô, Trung Quốc, nơi Innovation Center của chúng tôi tập trung vào việc thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe tới các vùng nông thôn, các đội ngũ phát triển sản phẩm của chúng tôi đã phối hợp với các bệnh viện địa phương để tìm hiểu những nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Từ đó, trung tâm đã phát triển hai sản phẩm mới, dự kiến sẽ được giới thiệu trong vài tháng tới tại Trung Quốc và sau đó là các thị trường khác trên toàn cầu.

Sức mạnh hợp tác có lẽ được thể hiện rõ nhất bởi một trong những người tiên phong trong việc tận dụng sự hợp tác, ông David Kelley, người sáng lập công ty thiết kế sản phẩm IDEO. Đây là một công ty chuyên thiết kế hàng trăm sản phẩm đa dạng, từ những con chuột vi tính đầu tiên tới những bộ bàn ghế sẽ được dùng cho các trường học trong tương lai không xa.

Trong một chương trình trên kênh CBS (Mỹ) mang tên 60 Minutes (60 phút) có sự góp mặt của Kelly được phát sóng gần đây, tôi đã có dịp quan sát cách ông ấy tập hợp những con người hoàn toàn khác biệt thành một nhóm, bao gồm những nhà nhân chủng học đến nhà báo, và cùng nhau tạo ra những thành công đột phá. Để có kết quả như vậy, theo ông “để đạt được mục đích, bạn không thể chỉ dựa vào một cái đầu.”

Quá trình hợp tác vì sự đổi mới nhiều lúc có thể khiến chúng ta đau đầu. Nhưng với cách IDEO đã chỉ ra trong 35 năm tiên phong hợp tác của công ty, thì đó có thể là một cách tư duy khác để giữ tình trạng ổn định cho các công ty.

Theo TBKT