Đi vào doanh nghiệp nguồn mở

Lời người dịch: Đối với các công ty, việc dựa vào phần mềm nguồn mở sẽ có lợi hơn rất nhiều so với dựa vào phần mềm sở hữu độc quyền. Còn một lợi thế nữa là các công ty kinh doanh dựa vào phần mềm nguồn mở sẽ có lợi hơn nhiều nếu nằm trong những Quỹ cộng đồng có nhiều nhà cung cấp. Vì họ sẽ mất ít thời gian hơn và ít chi phí hơn để tới được thị trường, như Quỹ Phần mềm Apache, Quỹ Linux, Quỹ Eclipse… Đó là những mô hình rất thành công. Nếu bạn là một công ty phần mềm nguồn mở, hãy đọc kỹ bài viết này.

Các độc giả sẽ không còn nghi ngờ gì giảm bớt được căng thẳng để học được rằng tôi không định viết một trong những thứ mệt mỏi “10 dự đoán hàng đầu cho nguồn mở năm 2011” – ít nhất vì tôi chắc chắn về sự thuyết phục mà những người tin vào quả bóng pha lê bị kết cho tội ăn kính vỡ.

Nhưng tôi phải thừa nhận rằng có thể là hay để có thứ gì đó mà đi ngược lại và nhìn vào bức tranh lớn hơn của nguồn mở trong doanh nghiệp và hạnh phúc là tạp chí trực tuyến tự do “Tài nguyên Kinh doanh Nguồn Mở” (“Open Source Business Resource”) đã gia ân với một vấn đề nhan đề “Công việc Kinh doanh của Nguồn Mở”. Như trích đoạn giải thích:

iXsystems đã muốn định lượng những lợi ích có liên quan tới sử dụng phần mềm nguồn mở tại tổng hành dinh của công ty. Bài báo này là sản phẩm tự nhiên của phân tích nội bộ của chúng tôi về việc sử dụng phần mềm nguồn mở thay vì các phần mềm thương mại trong tất cả các khía cạnh của các hoạt động của công ty.

Như bạn có thể mong đợi, nhiều sự tiết kiệm được sinh ra bằng việc sử dụng phần mềm tự do đã tới sớm hơn trên: Các chi phí này bổ sung vào một tổng lớn hơn 2 triệu USD trong việc cấp phép phần mềm ban đầu và các chi phí hỗ trợ các gói. Đây là một hợp đồng cứng đối với tổng chi ra 500 USD cho tất cả các ứng dụng nguồn mở mà iXsystems sử dụng trong các hoạt động thường ngày của mình. Điều này cho phép một sự giảm đáng kể trong hoạt động, mà chắc chắn là mong muốn đối với bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt những tổ chức chỉ mới được hình thành.

Bài báo đầu tiên và có lẽ là một bài mà sẽ hữu ích nhất cho các độc giả, có đầu đề: “Tối ưu hóa chi phí thông qua phần mềm nguồn mở”

Cho tới nay, vấn đề này rất thông thường. Thú vị hơn là những ý nghĩ chưa toàn diện về chi phí hoạt động:

Thoạt nhìn, chi phí quản trị các hệ thống dường như là có lợi cho việc thuê các quản trị hệ thống Windows. Tại thung lũng Silicon, nơi mà iXsystems “đóng đô” và hoạt động, lương trung bình cho một người quản trị hệ thống Unix thường cao hơn và có một tập hợp các kỹ năng đa dạng. Một người quản trị có năng lực về Unix có thể hỗ trợ hàng trăm máy để bàn, máy chủ và các hệ thống cơ sở dữ liệu. Điều này, một phần là kết quả của thiết kế tích hợp của các hệ điều hành Unix; một khi hệ thống cơ sở được thiết lập cấu hình, thì người quản trị có thể viết script cho nhiều nhiệm vụ duy trì và quản trị. iXsystems quản lí một máy chủ thư, hơn 40 máy tính trạm, khoảng 20 máy tính để bàn, hơn 30 máy chủ sản xuất, cũng như nhiều máy chủ kiểm thử với một người quản trị Unix có kinh nghiệm.

Đó là một điểm tốt, như là phân tích sau:

Trong một môi trường Windows, các dịch vụ đặc thù được cung cấp bởi những sản phẩm khác, với từng sản phẩm đòi hỏi một tập các kỹ năng riêng rẽ rời rạc. Vì độ phức tạp của việc thiết lập cấu hình và duy trì các sản phẩm, rất hạn hữu ngoài một mạng rất nhỏ để thấy được một người quản trị mà có kỹ năng trong tất cả các sản phẩm được yêu cầu trong một môi trường kinh doanh điển hình như MS Exchange, SQL Server, IIS, SharePoint, các kiểm soát miền, các máy chủ in và hỗ trợ máy để bàn.

Vì những cân nhắc này, iXsystems đã xác định rằng, nếu nó định quản lí trong một môi trường sở hữu độc quyền, thì có thể cần một người quản trị chuyên về cơ sở dữ liệu, một người quản trị MS Exchange, một kỹ thuật viên hỗ trợ máy để bàn và 2 người quản trị hệ thống nói chung. Điều này có thể làm cho chi phí hỗ trợ quản lý lên tới gần 400.000 USD đối với phần mềm sở hữu độc quyền so với hơn 100.000 USD một chút cho nguồn mở. Điều này tạo ra một ưu thế về chi phí khoảng 300.000 USD mỗi năm cho iXsystems cho sự hỗ trợ quản trị, giải phóng hơn nữa những tài nguyên có giá trị cho những khía cạnh cốt lõi của doanh nghiệp và giảm thiểu những yêu cầu ban đầu.

Tôi đã không thấy vấn đề này được khai thác trước đó và tôi nghĩ đây là một sự huyền ảo nhưng là điểm sống còn mà những nhu cầu sẽ được nhấn mạnh hơn trong những thảo luận về chi phí “thực” của cả các giải pháp phần mềm tự do và sở hữu độc quyền.

Như là trường hợp cho việc đưa ra ban đầu, tiết kiệm nhờ sự khác biệt lớn các chi phí nâng cấp là ít ngạc nhiên hơn:

Đối với hầu hết các ứng dụng của doanh nghiệp, một công ty sẽ nâng cấp các phần mềm của họ ít nhất mỗi lần trong 5 năm và một số ứng dụng sẽ có chu kỳ nâng cấp thậm chí là ngắn hơn. Trong ví dụ của chúng ta, phần mềm sở hữu độc quyền có thể có chi phí 1,3 triệu USD/ 5 năm cho việc nâng cấp phần mềm. Với phần mềm tự do nguồn mở, chi phí nâng cấp phần mềm lên những phiên bản gần đây nhất là không đáng kể và có thể được coi là một phần của chi phí lương của người quản trị hệ thống Unix.

Có một điểm đáng lưu ý sau đây:

Sử dụng nguồn mở còn mang theo những ưu thế ẩn của việc có khả năng theo kịp những cải tiến mới nhất trong phần mềm khi chúng được tung ra, hơn là chờ cho tới khi có những ràng buộc về ngân sách cho phép. Kết quả cuối cùng được gia tăng và những tính năng được cải tiến của ứng dụng tới sớm hơn chứ không phải là muộn hơn, mà không có chi phí gia tăng nào.

Sự đối chiếu cuối cùng là khá nhiều những gì bạn mong đợi, lại rất ấn tượng:

Với phần mềm tự do nguồn mở, chi phí quá trình 5 năm là khoảng 733.750 USD cho một công ty với một thiết lập có thể so sánh được với các hoạt động hiện hành của iXsystem. Nếu một công ty tương tự muốn chọn phần mềm sở hữu độc quyền, thì họ có thể phải bỏ ra khoảng 5,2 triệu USD với cùng giai đoạn thời gian. Đó là 5 lần chi phí cho 5 năm đầu tiên hoạt động. Qua quá trình 10 năm, một công ty có thể so sánh được với iXsystems có thể tiết kiệm được hơn 8,7 triệu USD trong chi phí có liên quan tới phần mềm.

Bài báo thứ 2, Những kinh nghiệm tốt nhất trong các cộng đồng nguồn mở nhiều nhà cung cấp, tới từ Ian Skerrett, Giám đốc về Marketing tại Quỹ Eclipse, người về tự nhiên nhấn mạnh tới những lợi ích của tiếp cận nhiều nhà cung cấp mà tổ chức của ông đang theo. Ông đưa ra một quan sát quan trọng sau:

Các cộng đồng nguồn mở nhiều nhà cung cấp không đòi hỏi những chỉ định bản quyền cho một công ty duy nhất vì lợi nhuận. Điều này là vì các tổ chức và cá nhân muốn tham gia ngang bằng nhau trong một cộng đồng. Nếu một thực thể đang tổng hợp một quyền đặc biệt nào đó, thì trong trường hợp này là bản quyền đối với mã nguồn, thì nó sẽ tạo ra một hệ thống 2 hàng. Những đóng góp có bản quyền nên được giữ lại bởi người đóng góp ban đầu hoặc một giấy phép nên được đưa ra cho một quỹ không vì lợi nhuận. Ví dụ, bản quyền của những đóng góp cho nhận Linux hoặc những dự án tại Quỹ Eclipse giữ lại với người đóng góp.

Chỉ định bản quyền có thể là một xương sống thực sự của tranh luận giữa các lập trình viên phần mềm tự do, những người về tự nhiên không thích phải bỏ đi các quyền của họ cho một công ty. Như Skerrett chỉ ra, các tổ chức nhiều nhà cung cấp đa phần tránh vấn đề này vì không thành viên nào muốn bất kỳ thành viên nào khác có được một ưu thế đặc biệt và vì thế lựa chọn không chỉ định. Ông cũng lưu ý đúng là các quỹ nhiều nhà cung cấp là một cách thức ngày một gia tăng của các cộng đồng đang tổ chức:

Các quỹ nguồn mở đang thể hiện một mô hình mở rộng được theo phạm vi cho việc tạo ra các cộng đồng nhiều nhà cung cấp. Các tổ chức như Quỹ Phần mềm Apache, Quỹ Eclipse, Quỹ Linux và nhiều quỹ khác đã triển khai nhiều thực tế tốt nhất này cho các cộng đồng khác. Việc bắt đầu một dự án nguồn mở mới dưới sự bảo trợ của một trong những quỹ này cho phép đối với một sự án để bắt đầu với ít thời gian hơn và chi phí thấp hơn so với không có sự trợ giúp của quỹ, cộng với nó cũng đưa ra lợi ích của việc thúc đẩy một cộng đồng đang tồn tại.

Những độc giả thường xuyên sẽ biết rằng, tôi, cũng vậy, là một fan lớn của các quỹ, nên tôi chắc chắn đồng ý với phân tích của Skerret ở đây.

Những đóng góp khác cho vấn đề này cũng đáng giá để đọc, đặc biệt bài Các hãng liên hệ tới các cộng đồng như thế nào, mà nó đưa ra một phân tích chính thống về các mối quan hệ của các doanh nghiệp và phần mềm tự do

Trong mọi vấn đề, “Kinh doanh Nguồn Mở” đưa ra một số thứ hữu ích làm cho những bánh xe tinh thần chuyển động sau những ngày nghỉ ở điểm xuất phát của những nghi ngờ, sẽ là một năm thú vị và thành công cho nguồn mở trong kinh doanh.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa<letrungnghia.foss@gmail.com>

Theo: http://blogs.computerworlduk.com/open-enterprise/2011/01/getting-down-to-the-business-of-open-source/index.htm

Bài được đưa lên Internet ngày: 05/01/2011