Thương mại điện tử và ERP dịch vụ tư

thiet-ke-website-thuong-mai-dien-tu-

“Thương mại điện tử” (TMĐT), hay còn gọi là e-commerce, được định nghĩa là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản trị doanh nghiệp, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.

Ban đầu người ta thường quen với quan niệm rằng TMĐT là website dành cho việc mua bán và thanh toán trực tuyến. Với quan niệm này, TMĐT có thể được coi là 1 kênh bán hàng của doanh nghiệp bán lẻ mà ở đó người mua hàng được trực tiếp tham gia vào công việc bán hàng. Thế nhưng khái niệm TMĐT ngày càng được mở rộng và là khía cạnh quan trọng của kinh doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm cả việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các phương tiện thanh toán của các giao dịch kinh doanh.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và hạ tầng của nó, ERP hay bất kỳ một giải pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại nào đều không còn là ứng dụng nội bộ doanh nghiệp, với mạng LAN nữa. Doanh nghiệp đã có sự lựa chọn giữa việc tự phát triển hay thuê hạ tầng. Xét về mặt kinh tế và lâu dài thì thuê hạ tầng là phương án tốt nhất. Như vậy, khi doanh nghiệp chọn phương án thuê hạ tầng thì ngay từ bước đầu các ứng dụng quản trị doanh nghiệp đã nghiễm nhiên đã trở thành ứng dụng TMĐT.

Nhân viên có thể làm việc mọi lúc mọi nơi, truy cập một cách dễ dàng và nhanh chóng đến mức đâu đâu cũng có thể là văn phòng làm việc được. Thêm vào đó là những module mở rộng như ứng dụng Mobile, ứng dụng tin nhắn… làm cho khả năng phục vụ khách hàng và công ty “24/7” hoàn toàn nằm trong tầm tay. Việc phát triển và mở rộng các ứng dụng mới để tăng cường khả năng truy cập là xu hướng của thời đại và cũng để đáp ứng các nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.

Cùng với những lợi thế nổi bật kể trên, khả năng truy cập cũng mang đến cho chúng ta những rủi ro không nhỏ, đó là mức độ an ninh an toàn dữ liệu của doanh nghiệp và kiểm soát nhân sự. Để giải quyết được bài toán này, các ứng dụng doanh nghiệp thường được bảo mật bằng các phương pháp mã hóa đường truyền (SSL) hoặc mạng riêng ảo (VPN) nhằm tạo cho người dùng 1 khoảng không gian mạng như trong mạng nội bộ của công ty. Có 2 phương pháp kết nối VPN cơ bản nhất là PPTP và OpenVPN thì PPTP là tiện lợi và dễ sử dụng nhất nhưng mức độ an toàn là thấp nhất (mã hóa 40-128 bit) còn OpenVPN an toàn hơn (nhiều khóa mã hóa có thể lên tới 4096 bit), ổn định hơn nhưng phải cài đặt thêm client để kết nối.

Nhưng giải pháp SSL, VPN cũng có những thách thức riêng của nó, đó là rất khó kiểm soát được nhân viên, một khi đã có quyền VPN là họ có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, kể cả ở nhà hay tại “văn phòng của đối thủ”… Sau đó là những vấn đề phải xử lý đối với khả năng bị mất các thiết bị di động đã được cài các ứng dụng kết nối (máy tính xách tay, điện thoại…). Vậy làm thế nào để quản lý được vấn đề gai góc này?

Khó khăn cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là ở năng lực quản lý và làm chủ công nghệ nên rất khó khăn để đặt niềm tin vào những nên tảng mới mặc dù biết chắc về tính hơn hẳn. Để tạo nên lòng tin và bù đắp những thiếu hụt của doanh nghiệp vừa và nhỏ, VIAMI Software đã cho ra đời giải pháp “Quản trị công nghệ thông tin một cửa” và gói RVX dựng sẵn với những chức năng tiêu chuẩn, rất dễ sử dụng và không mất công triển khai như những ERP khác.

Đặc điểm của RVX Manager được thiết kế để quản lý tập trung cho toàn bộ doanh nghiệp với mô hình phân tán nghiệp vụ và được tối ưu hóa mọi truy cập từ xa. Các ứng dụng cơ sở web giúp cho người dùng dễ dàng tiếp cận với bất cứ hệ điều hành nào, trong suốt với mọi môi trường mạng dưới mọi hình thức bảo mật. RVX Manager và các ứng dụng kèm theo của VIAMI Software hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp phát triển và kiểm soát các giao dịch TMĐT của mình một cách an toàn nhất.

Với hạ tầng “điện toán đám mây”, VIAMI Software đã thiết lập một hệ thống gọi là “dịch vụ tư” (private service), mà ở đó mỗi doanh nghiệp được sử dụng một khu vực hoàn toàn riêng tư, được thiết kế và tùy biến hoàn toàn riêng, phù hợp cho nhu cầu riêng của mình. Dịch vụ này nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm chủ hoàn toàn các công việc quản lý kinh doanh của mình mà không cần quan tâm đến công nghệ với chi phí chỉ còn 30-40% so với thông thường. Sử dụng mô hình này, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về an ninh an toàn thông tin, sự tin cậy về dữ liệu cũng như các tiện ích khác nhờ sự chăm sóc chu đáo và tận tình của VIAMI Software.

“Thương mại điện tử” và “dịch vụ tư” là phương thức mới, hoàn hảo giúp doanh nghiệp tiếp cận với “công nghệ quản lý” nhanh nhất, và là phương thuốc bổ tốt nhất giúp doanh nghiệp lược bỏ những rủi ro, vượt qua khủng hoảng, vững chắc đi lên và phát triển hùng mạnh.

Lê Ngọc Quang