Hướng dẫn sử dụng máy chấm công vân tay cho doanh nghiệp

Không giống như máy chấm công thẻ giấy trước đây chỉ cần cắm điện là máy chạy được và có thể sử dụng được ngay. Hệ thống máy chấm công vân tay và thẻ là hệ thống hoạt động dựa trên máy tính kết hợp cả thiết bị đọc, máy tính, phần mềm xử lý và một loạt các thao tác cài đặt ban đầu thì hệ thống mới có thể đưa vào vận hành. 

1. Lắp đặt máy chấm công, kết nối tín hiệu. Cài đặt phần mềm chấm công lên máy tính.

2. Khai báo User trên máy chấm công: Khai báo mã số ID, Khai báo vân tay. Đối với máy chấm công vân tay,mỗi ID có thể khai báo nhiều ngón tay và tối đa là 10. Thông thường để không làm cho việc xử lý vân tay bị chậm, mỗi người nên khai báo từ 2-3 ngón là được.

3. Khai báo thông tin nhân sự, thông tin thời gian làm việc trên phần mềm (Định nghĩa thời gian làm việc và các thông tin liên quan, khai báo ca làm việc cho nhân viên…)

Sau khi thực hiện đầy đủ các công việc trên, có thể bắt đầu sử dụng chấm công.

Khi sử dụng chấm công bằng vân tay, chú ý dùng ngón tay sạch không dính bẩn và nước để chấm công. Ngoài ra, thao tác đặt ngón tay cũng cần lưu ý vì khi chấm công mà đặt ngón tay không giống như ban đầu khai báo có thể dẫn đến máy khó xác nhận. Thời gian máy xác nhận vân tay từ 1-3 giây, tuy nhiên có trường hợp đặc biệt thời gian xác nhận có thể sẽ lâu hơn.

Hiện nay, các dòng máy chấm công mới như U160, X682 hoặc U300C+ID đều có chuẩn giao tiếp TCP/IP cắm trực tiếp vào mạng LAN, do vậy việc lắp đặt máy và kết nối trở nên dễ dàng và không cần nhiều phụ kiện phát sinh. Tuy nhiên, nên lưu ý một điểm nhỏ là khoảng cách kết nối từ máy chấm công tới Swith gần nhất nên nhỏ hơn 100 mét để đảm bảo đường truyền được ổn định.

Máy chấm công thẻ từ có thể lắp đặt và truyền tín hiệu trực tiếp vào mạng LAN nội bộ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do mô hình doanh nghiệp hiện nay có nhiều chi nhánh, nhiều địa điểm khác nhau, yêu cầu quản lý dữ liệu tập trung tại trụ sở. Để đáp ứng được mô hình này, có nhiều phương pháp kết nối như truyền file nén dữ liệu qua Email để tổng hợp tại trụ sở, truy cập qua VPN hoặc Leased Line… mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, tuỳ theo quy mô và khả năng của doanh nghiệp để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.

Máy chấm công  đặc biệt thích hợp với mô hình văn phòng, công sở đòi hỏi mức độ bảo mật cao, không cho phép chấm hộ nhau và rất tiện khi sử dụng. Với các nhà máy, do có nhiều công nhân nên số lượng máy vân tay phải nhiều hơn để rút ngắn thời gian chờ đợi khi chấm công (thông thường tốt nhất nên để từ 150 – 200 công nhân / 01 máy quẹt vân tay)

Với khả năng tương thích nhiều Hệ điều hành Linux, Microsoft ® Windows ® 2000, XP, Server 2003, Server 2008, Vista và Windows 7giúp cho bạn cùng doanh nghiệp tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.

Theo Yume