“Internet of Things” (IoT) sẽ thay đổi ngành bán lẻ trong tương lai?

Khi nối các vật thể (ở kho hàng) với Internet, người bán hàng có thể khai thác từ kho dữ liệu nhằm cải tiến quy trình kinh doanh và phản ứng nhanh chóng với những tình huống biến động theo thời gian thực

Internet of things se thay doi nganh ban le- IOT Retail

 

Internet của vạn vật (Internet of Things, viết tắt là IoT) kết nối mọi vật thể như nhiệt kế, đèn … vào mạng Internet. Khi giá thành phần cứng để kết nối với Internet giảm xuống thì IoT ngày càng trở thành hiện thực. IoT có nhiều ảnh hưởng tới ngành kinh doanh bán kẻ.

Khi nối các vật thể (ở kho hàng) với Internet, người bán hàng có thể khai thác từ kho dữ liệu nhằm cải tiến quy trình kinh doanh và phản ứng nhanh chóng với những tình huống biến động theo thời gian thực

1. Những kho chứa hàng thông minh hơn nhờ bộ cảm biến

Nhờ các bộ cảm biến (sensor) trong kho hàng, nhà bán lẻ có thể thông báo cho người quản lý biết khi nào cần phải làm việc gì. Ví dụ, 1 tủ lạnh gắn cảm biến có thể phát hiện những đồ lưu trữ nào sắp hết để cảnh báo. Ý tưởng này cũng có thể áp dụng cho các giá đựng đồ bán hàng

2. Không còn xếp hàng dài chờ  thanh toán

Một trong những ứng dụng đầu tiên của cảm biến trong kho hàng là các chip nhận dạng tần số vô tuyến (RFID). Chip RFID gửi các tín hiệu cho bộ cảm biến thu nhận và xác định được hàng hóa đang đựng trong giỏ mua hàng. Nhờ vậy, giảm được thời gian xếp hàng thanh toán. Nếu kết hợp với những ki-ốt tự phục vụ thì dòng người xếp hàng sẽ biến mất, nhiều khách hàng đi xem hàng hơn, giảm nhân viên bán hàng và nhờ đó tăng lợi nhuận cho người bán.

3. Mang lại trải nghiệm mua hàng cá nhân hóa

Một ứng dụng của cám biến là phân loại được khách hàng mua sắm. Camera thông minh có thể xác định lứa tuổi, giới tính, dân tộc của khách hàng. Những thông tin này có thể dùng để tạo ra trải nghiệm mua hàng phù hợp hơn vào những khoảng thời gian nhất định. Ý tưởng này tương tự như những gì người bán đã làm với “cookie” khi khách mua sắm trực tuyến.

4. Giảm chi phí vận hành

Dịch vụ vận chuyển hàng UPS khá nổi tiếng vì đã kết nối các xe tải chở hàng với Internet. Nhờ vậy, UPS biết chính xác vị trí từng xe tải tại bất kỳ thời điểm nào, mức xăng/dầu còn lại và các số liệu cần thiết khác. Những số liệu này kết hợp với những nguồn dữ liệu khác như thời tiết để tái định tuyến xe chạy, điều chỉnh nhiệt độ lưu trữ cho các xe tải lạnh và xác định những nguy cơ hỏng hóc cần bảo trì trước khi xe xảy ra tai nạn.

5. Dữ liệu lớn gần gũi với các kho chứa hàng

Tăng cường sử dụng IoT nghĩa là phát sinh nhiều dữ liệu hơn cho nhà bán lẻ ở kho chứa hàng của mình. Khả năng truy cập chi tiết các dữ liệu về sở thích mua sắm của khách hàng như: mua gì, mua như thế nào, thích loại hàng nào … cho phép người bán khai thác triệt để hơn những thông tin và công cụ bán hàng mà họ đã có trên cửa hàng trực tuyến. Nói cách khác, IoT và Dữ liệu lớn kèm theo cho phép nhà bán lẻ áp dụng mô hình vận hành dựa nhiều trên dữ liệu hơn, giúp tăng doannh thu, giảm chi phí và do đó tăng lợi nhuận.

Khi IoT trở nên phổ biến hơn ở cửa hàng và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận, các nhà bán lẻ thông minh sẽ tận dụng IoT tạo nên lợi thế cạnh tranh. Họ sẽ khai thác được tri thức mà IoT mang lại để giúp họ ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

Theo Ictroi