Những thống kê gần đây cho thấy công nghệ đã và đang thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của giới trẻ toàn cầu. Do đó, nền giáo dục ở các nước, trong đó có Việt Nam, cũng đã dần thay đổi để phù hợp hơn với nhịp điệu của thời đại số.
Nhiều công nghệ hướng đến giáo dục
![Ở một số nước phát triển, thiết bị điện tử đang dần thay thế sách giáo khoa](http://dantri4.vcmedia.vn/2ZQdZNVEKFCFuBcccccc/Image/2013/07/Zalo-1a-b2414.jpg)
Ở một số nước phát triển, thiết bị điện tử đang dần thay thế sách giáo khoa
Trên thế giới, học sinh – sinh viên ở một số nước như Mỹ, Úc, Thái Lan,… hiện đã sử dụng máy tính bảng để thay thế dần cho sách giáo khoa truyền thống. Ưu điểm của cách làm này chính là tiết kiệm được thời gian cho người học, giúp người học có thể tiếp cận các kiến thức thông qua các nội dung đa phương tiện, đồng thời ít ảnh hưởng đến môi trường vì không sử dụng chất liệu giấy.
![Nở rộ các ứng dụng cho giáo dục trên di động](http://dantri4.vcmedia.vn/2ZQdZNVEKFCFuBcccccc/Image/2013/07/Zalo-2a-b2414.jpg)
Nở rộ các ứng dụng cho giáo dục trên di động
Theo khảo sát của Dự án Pew Internet & American Life (Mỹ), 78% người trẻ nước này ưu tiên sử dụng thiết bị di động để truy cập Internet. Con số này sẽ không ngừng gia tăng trong những năm tới. Một khảo sát khác của Business Insider trong năm 2013 cũng cho thấy, khoảng 60% những người có độ tuổi từ 18-29 ở Mỹ cảm thấy “có thể chấp nhận được” khi người đối diện sử dụng smartphone để nghe gọi, nhắn tin, kiểm tra Facebook, email,.. trong bữa ăn tối hoặc thậm chí là trong một cuộc hẹn hò.
Dựa vào kết quả trên, có thể nhận thấy rằng những thiết bị di động đã và đang chi phối cuộc sống của giới trẻ. Ở Việt Nam, tuy chưa có những con số thống kê cụ thể, nhưng chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng,…trong học tập, công việc và cuộc sống hằng ngày. Do đó, việc tạo ra những dịch vụ, giải pháp dành cho giáo dục ngay trên những thiết bị này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao.
Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều cá nhân và tổ chức đã bắt đầu cung cấp các ứng dụng di động hướng đến giáo dục. Khi sử dụng smartphone, người dùng có thể tải về nhiều phần mềm hỗ trợ học tập như từ điển, máy tính ảo,…và sách điện tử tiếng Việt từ các kho ứng dụng. Trong số đó, ứng dụng nhắn tin Zalo đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều người trẻ vì có những tính năng như học tiếng Anh, tra cứu kết quả học tập, điểm thi,…bên cạnh những tiện ích liên lạc như nhắn tin, gọi điện miễn phí.
Hiện tại, với ứng dụng Zalo, các “sĩ tử” có thể xem điểm thi ĐH – CĐ 2013 chỉ với một tin nhắn đến tài khoản “Điểm thi đại học-cao đẳng” trên Zalo, hệ thống sẽ cập nhật lập tức gửi kết quả đến các sĩ tử và người nhà ngay khi có điểm.
![Tính năng tra cứu điểm thi ĐH-CĐ miễn phí](http://dantri4.vcmedia.vn/2ZQdZNVEKFCFuBcccccc/Image/2013/07/Zalo-3-b2414.jpg)
“Chúng tôi quyết định sử dụng Zalo để cung cấp thông tin cho sinh viên vì đây là phần mềm nhắn tin phổ biến và rất ổn định. Việc tích hợp dịch vụ cũng khá dễ dàng vì đội ngũ phát triển phần mềm này là các kỹ sư Việt Nam nên có thể nhanh chóng phát triển các chức năng theo yêu cầu đặc thù của ngành giáo dục”, Tiến sĩ Đàm Quang Minh, giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam, chia sẻ.
Dự kiến trong thời gian tới, ứng dụng Zalo sẽ “phủ sóng” đến nhiều trường Đại học trên cả nước, giúp sinh viên và phụ huynh có một công cụ hỗ trợ tiện lợi và miễn phí.
Theo Dantri