Dẫu vậy, tỷ lệ chấm dứt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp. Nhìn về khía cạnh tích cực, cũng có thể là do ý chí kinh doanh của doanh nghiệp cao và bền bỉ.
Theo dữ liệu khảo sát do các chuyên gia của dự án nghiên cứu Chỉ số kinh doanh toàn cầu (Global Entrepreneurship College – GEM) thực hiện năm 2013, tỷ lệ người trưởng thành (18 – 64 tuổi) ở Việt Nam có ý định kinh doanh là 24,1% – cao hơn tỷ lệ trung bình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (20,9%) nhưng thấp hơn nhiều so với các nước trong cùng giai đoạn phát triển dựa vào nguồn lực đầu vào như Việt Nam (44,7%).
Điều này có thể giải thích bởi bối cảnh khó khăn trong những năm gần đây đã ảnh hưởng nhiều đến ý định kinh doanh của người Việt Nam. Vì vậy, tỷ lệ người trưởng thành tham gia các hoạt động thuộc giai đoạn đầu của kinh doanh ở Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển kinh tế.
Về các chỉ số khác, Việt Nam có tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động kinh doanh đã phát triển khá cao với 16,4% so với mức trung bình của các nước thuộc giai đoạn đầu (13,3%), của các nước thuộc giai đoạn 2 (giai đoạn tăng trưởng dựa trên hiệu quả) là 8% và các nước thuộc giai đoạn 3 (giai đoạn tăng trưởng dựa trên đổi mới) là 6,7%.
Với một quốc gia đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian trước đây, nhiều cơ hội kinh doanh đã mở ra, kéo theo rất nhiều người tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Số liệu của Tổng cục thống kê tại ngày 01/01/2013 cho biết, Việt Nam có 347.693 doanh nghiệp cùng với hơn 4 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp.
Đơn vị: %
Số liệu trên bảng cho thấy, tỷ lệ chấm dứt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp. Theo bà Phạm Thị Thu Hằng – Tổng Thư ký VCCI, tỷ lệ này thấp có thể là do luật phá sản của Việt Nam còn chưa hoàn thiện khiến DN dù không còn khả năng hoạt động thì cũng chưa làm xong thủ tục để phá sản được. Nhưng nhìn về khía cạnh tích cực, cũng có thể là do ý chí kinh doanh của Doanh nghiệp Việt Nam cao và bền bỉ.
Theo Trithuctre