Từ cuối những năm 1970, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Mỹ liên tục mở rộng. Đến nay, sự bất bình đẳng thu nhập là một thực tế không thể chối cãi với đại đa số người Mỹ.
Trong bài diễn văn vào năm 2012 trước toàn Liên Bang, Tổng thống Barack Obama đã mô tả vấn đề bức xúc này chính là “hạn chế thời đại của chúng ta”.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng “Nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn cũng có thể kiếm tiền để nuôi sống cả gia đình, sở hữu một ngôi nhà, cho con bạn học đại học và để dành một phần khi nghỉ hưu. Nhưng, nếu bạn muốn đạt được nhiều thứ hơn thế nữa? Sẽ làm gì để trở nên thật giàu có? Nếu bạn theo chủ nghĩa duy lý, rất có thể bạn giàu có hơn người hàng xóm của mình”.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng “Nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn cũng có thể kiếm tiền để nuôi sống cả gia đình, sở hữu một ngôi nhà, cho con bạn học đại học và để dành một phần khi nghỉ hưu. Nhưng, nếu bạn muốn đạt được nhiều thứ hơn thế nữa? Sẽ làm gì để trở nên thật giàu có? Nếu bạn theo chủ nghĩa duy lý, rất có thể bạn giàu có hơn người hàng xóm của mình”.
Ông Obama nói, “vì thế, từ bây giờ bạn hãy tự hỏi vì sao hàng xóm của bạn lại lái chiếc Lamborghini trong khi bạn đang mắc kẹt với chiếc Volvo cũ kĩ? Bạn sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời. Rõ ràng là, khi nói tới tiềm năng thu nhập của bạn, thì cá tính của bạn chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt”.
Theo Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) – một thống kê tâm lý dựa trên hệ thống học thuyết tâm lý học nổi tiếng Carl Jung, thì con người có 16 loại tính cách, có thể chia thành bốn loại: thợ thủ công, người giám hộ, người duy tâm và người duy lý.
Trong tất cả các loại cá tính, loại duy lý (Extraverted iNtuitive Thinking Judging – ENTJ) có thu nhập hộ gia đình bình quân cao nhất. Mặt khác, những người duy tâm (INFPs) hay nói cách khác, là tình cảm hơn, bình tĩnh hơn, nhút nhát hơn những người khác – ít có khả năng kiếm tiền dựa trên đặc điểm của họ.
Nói chung, những người duy lý là những người có tầm nhìn xa, nhưng lại cũng rất thực tế. Nếu họ nhìn ra vấn đề, họ sẽ sửa chữa chúng.
Người duy lý (ENTJs) thường rất xuất sắc trong lĩnh vực tiền bạc. Họ cũng thường xuyên gây áp lực lên những người xung quanh và luôn luôn giữ vị trí dẫn dắt. Họ không bao giờ chấp nhận cái “tốt nhất thứ hai”. Mục tiêu của họ là trở thành những ngôi sao. Nói cách khác, người duy lý (ENTJs) là những người có nhiều năng lực để thể hiện.
Không có gì ngạc nhiên khi một số tên tuổi lớn trong giới kinh doanh là những người thuộc loại này, trong đó có Bill Gates, nhà đầu tư Warren Buffett. Và Steve Jobs cũng được các chuyên gia đánh giá là hình ảnh thu nhỏ của những người có cá tính ENTJ. Họ luôn suy nghĩ trước về các vấn đề trong tương lai và tiếp cận những vấn đề đó từ nhiều góc độ khác nhau.
“Một người ngồi dưới bóng cây hôm nay thì hẳn nhiên là trước đó đã có người trồng cây”, Warren Buffett đã từng quan sát như thế.
“Nếu bạn thấy mình đang ngồi trên một chiếc tàu bị rò rỉ lâu năm, thì năng lượng dành cho việc thay đổi tàu có thể sẽ hiệu quả hơn năng lượng dành cho việc vá chỗ rò rỉ đó” – ông nói với các cổ đông vào năm 1985 khi thảo luận về dự án đầu tư tồi tệ nhất của mình – nhà máy dệt Berkshire Hathaway.
Hơn nữa, những người có cá tính duy lý không thỏa hiệp với những việc không hiệu quả và họ rất ghét sự bất lực. Họ có thể rất khắc nghiệt và không hề khoan nhượng khi họ nhận ra một người nào đó hoặc một cái gì đó đã không tuân theo ý muốn của họ.
Đơn cử, vào mùa hè năm 2008, lần đầu tiên Apple tung ra MobileMe, dịch vụ lưu trữ và phát tán điện toán đám mây. Nhưng đây lại là một sự khởi đầu khủng khiếp. MobileMe thất bại trong việc gây ấn tượng với người sử dụng và chỉ ra những sai lầm lớn của Apple. Jobs đã hét như điên vào đội ngũ thực hiện MobileMe: “Các người đã hủy hoại danh tiếng của Apple”. Và ông không suy nghĩ tới lần thứ hai khi quyết định bổ nhiệm một người lãnh đạo mới cho đội ngũ này.
Đặc điểm cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, chính là họ có thể dễ dàng vượt qua mọi trở ngại một cách đầy kiêu ngạo. Họ có lòng tự trọng rất lớn và không ngại ngần khi trung thực, thẳng thắn. Tuy nhiên, sự tự tin thái quá của họ thường biến thành thái độ kiêu ngạo trong mắt người khác.
Theo DNSG