Theo báo cáo của Phys dẫn nguồn từ BBC cho hay, một nhóm các nhà nghiên cứu khoa học tại Viện Công nghệ Tokyo, Nhật Bản đã phát triển mạng Wi-Fi mới nhanh hơn gấp 15-20 lần so với thế hệ Wi-Fi 802.11ac mới nhất.
Bằng cách sử dụng băng tần terahertz không được kiểm soát để truyền dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công tốc độ truyền tải mạng Wi-Fi mới lên đến 3 GB/s, phá vỡ kỉ lục trước đó là 1,5 GB/s được lập vào tháng 11/2011 bởi công ty thành phần điện tử ROHM. Về mặt lí thuyết, băng tần terahertz có thể đạt tốc độ lên đến 100 GB/s, nhưng kỉ lục gần đây mới chỉ ngừng ở mức 3 GB/s mà thôi.
Băng tần terahertz còn được gọi là T-Ray hiện đang được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tương tự như với X-Ray các sóng được sử dụng để di chuyển qua các đối tượng đặc biệt. Tuy nhiên, T-Ray lại sử dụng năng lượng ít hơn so với X-Ray và nhờ vậy mà ít độc hại hơn.
Trước sự phát triển của các thiết bị băng tần terahertz được tạo ra bởi các nhà phát triển Nhật Bản, công nghệ được sử dụng cho truyền dẫn T-Ray là quá lớn để sử dụng trong các bộ định tuyến hoặc các thiết bị di động khác như máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Phiên bản mới được phát triển bởi nhóm nghiên cứu chính là một bước tiến lớn tới tính khả thi trong thương mại của các giải pháp băng terahertz cho các doanh nghiệp và gia đình.
Đó là khả năng truyền tải thông qua các băng tần terahertz sẽ không mở rộng ra ngoài phạm vi 10 mét, nhưng đó sẽ là lí tưởng cho một khu vực giải trí gia đình của một ngôi nhà. Ví dụ, một người sử dụng có thể đặt băng tần terahertz bên cạnh một TV và có khả năng tải về bộ phim độ nét cao 1080p chỉ trong vài giây. Nếu ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng thành công trong việc thuyết phục người tiêu dùng nâng cấp lên TV 4K trong 10 năm tới, băng tần terahertz chắc chắn sẽ có ích. Ví dụ, phiên bản trailer không nén có độ dài 2,5 phút cho The Amazing Spider-Man có kích thước lên đến 500 GB, một kích thước đáng kinh ngạc.
Theo thongtincongnghe