Những phẩm chất phải có của một doanh nhân đích thực

Sự khác biệt giữa các doanh nhân thành công cũng tương tự như sự khác biệt giữa họ và những người bình thường khác. Trừ việc thất bại ra thì tất cả họ đều có chung bốn phẩm chất không thể thiếu được sau:

Bạn nói mình muốn mở một công ty, nhưng liệu bạn có thực sự nghĩ mình có tất cả các điều kiện cần và đủ? Có thể bạn là một người đam mê chi tiết hoặc người thiếu thực tế, một người năng động có thể đảm nhiệm nhiều vai trò hoặc là một người hay bị ám ảnh nhưng bạn luôn có cơ hội thành công ngang nhau. Nhưng vẫn có những đặc điểm nhất định mà doanh nhân phải có.Sau khi tự mình lập ra các công ty mới và đầu tư vào nhiều công ty khác trong suốt 20 năm qua, tôi đã rút ra bốn phẩm chất sau:

1. Bạn phải đủ khả năng làm một cuộc phiêu lưu.

Lập nên một công ty hoặc đầu tư, tham gia một công ty mới cũng giống như bắt đầu một hành trình kéo dài 4 tuần nhưng chỉ có đủ thực phẩm cho 1 tuần. Bạn không biết khi nào chính bạn hoặc công ty bạn sẽ thất thế, bạn không biết có bao nhiêu người sẽ ở lại với bạn. Bạn phải thấy thoải mái với những điều không chắc chắn đó. Bạn cần có tầm nhìn rõ ràng về đích đến, nhưng hành trình thì rất khó biết.

Hãy nhìn lại các dấu mốc thời gian trong sự nghiệp của bạn khi tương lai vẫn còn chưa chắc chắn. Đó có phải là thời gian bạn phát triển mạnh nhất không? Bạn có phải là người tích cực một cách vô lý nhất trong công sở lúc đó không? Có phải bạn là người đã vực dậy tinh thần mọi người khi họ đang chán nản không? Nếu bạn không làm những việc đó thì tôi phải nói rằng: Ít nhất bạn cũng thông minh và thật thà về những thiếu sót của mình, bạn cần tuyển ai đó có thể làm thay bạn những việc trên.

Là một nhà đầu tư, tôi thích thấy một doanh nhân có thể thực hiện từng chút một tất cả mọi việc mà không bị căng thẳng khi mọi việc vượt ra khỏi vùng an toàn của anh ta. Nhưng tôi cũng nhận thấy một đội nhóm những nhà sáng lập giỏi cũng có thể làm việc hiệu quả như (hoặc thậm chí hơn) một người.

2. Bạn phải kiên nhẫn.

Thành công sẽ không thể tới chỉ sau một đêm. Điều này có vẻ khó tin nếu bạn thường xuyên đọc các blog về công nghệ, theo đó một người có thể kiếm được hàng tỷ đô la nếu chứng tỏ được khả năng. Nhưng thực tế là các công ty muốn tồn tại đã phải mất nhiều năm xây dựng. Starbucks mở cửa năm 1971 và tám năm sau họ vẫn chỉ đưa vào hoạt động một số ít cửa hàng. Spotify bắt đầu mở cửa từ năm 2008. Amazon phải mất tới 9 năm mới có lợi nhuận.

Bạn cần phải hiểu rằng các vấn đề đều đáng giải quyết, các vấn đề kinh doanh sẽ không thể kết thúc được trong vòng 1-2 năm. Có khi phải mất đến hàng thập kỷ và chắc chắn bạn phải thực hiện nhiều điều chỉnh đối với những hình dung ban đầu của bạn. Bạn sẽ phải kiên trì trong các điều kiện không thuận lợi. Nhưng nếu bạn không dễ dàng nản chí, bạn sẽ luôn có cơ hội thành công lớn hơn.

3. Bạn không thể là người cầu toàn.

Đây không phải là một công việc kinh doanh bạn có thể dành toàn bộ thời gian và năng lượng để giải quyết một vấn đề.

Các doanh nhân giỏi có thể tìm ra một cách để nhảy vào một cuộc cãi lộn và bắt đầu thực hiện các ý tưởng và giải pháp ngay cả khi họ không có tất cả các câu trả lời. Bạn phải thoải mái bao quát một vùng rộng trong khi lại biết rất ít về nhiều thứ chứ không phải là rất nhiều về một thứ. Để tồn tại được, nhất thiết bạn phải thỏa hiệp.

Nếu bạn có thể dễ dàng loại bỏ tất cả các yếu tố rủi ro khi xem xét một vấn đề, thì có lẽ vấn đề đó không đáng giải quyết. Vì thế hãy giữ sự bừa bộn. Bạn sẽ hình dung tốt hơn về kế hoạch chiến đấu của mình, những thách thức nào bạn sẽ gặp phải trên đường.

4. Bạn phải là người bán hàng giỏi nhất công ty của mình.

Sau cùng, quan trọng là bạn phải nhớ rằng cốt lõi bạn phải là một người bán hàng giỏi. Bạn cần có khả năng bán giấc mơ của mình cho các đối tác, nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng. Nếu bạn không thể làm điều đó thành công thì giai đoạn khó khăn của bạn sẽ còn dài. Bạn sẽ là người đầu tiên giới thiệu sản phẩm của mình và ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Mọi người đều muốn nghe bạn nói về niềm đam mê của mình.

Hãy tìm hiểu các câu hỏi thường gặp nhất và thái độ ngầm của mọi người. Họ sẽ muốn biết lý do tại sao những việc đang làm lại quí giá. Bỏ qua các thuật ngữ chuyên ngành và nói thẳng vào trọng tâm vấn đề. Khởi đầu với trọng tâm vấn đề sau đó đề cập tới các chi tiết cụ thể. Bạn phải nối những chi tiết này với một bức tranh lớn trước khi họ có thể đánh giá được các sắc thái.

Có thể bạn sẽ không đọc bài này nếu bạn không có niềm tin lớn và hứng thú đối với ý tưởng của bạn. Nhưng bạn sẽ không thể có một doanh nghiệp thực sự nếu không thể nhen nhóm lên niềm tin và sự hứng khởi đó trong những người khác.

Theo Hoclamgiau