Lời người dịch: Phó chủ tịch của Ủy ban châu Âu EC, Neelie Kroes nói: “Điều quan trọng phải ôm lấy sự đổi mới sáng tạo và các nền tảng mở, sao cho chúng ta tránh được sự cạnh tranh nền tảng phí công vô ích và những khóa trói phản cạnh tranh”. Giấy phép công cộng của Liên minh châu Âu “EUPL và ảnh hưởng của nó lên Sở hữu Trí tuệ của Khu vực Nhà nước đã được trình bày trong quá trình diễn ra hội nghị thượng đỉnh về sở hữu trí tuệ IP, đưa ra quan điểm ban đầu của khu vực Nhà nước châu Âu về việc chia sẻ và phân phối phần mềm”. Còn ở nước ta thì sao? Quan điểm là cứ gia công phần mềm đi, còn các phần mềm nghiệp vụ trong nước thì lại chờ “phân công lao động” theo kiểu “Toàn cầu hóa” để các công ty nước ngoài làm hộ cho chăng?
Hội nghị thượng đỉnh liên châu Âu lần thứ 4 về sở hữu trí tuệ IP đã diễn ra tại Brussels trong các ngày 02-03/12/2010. Được giới thiệu bởi các ủy viên hội đồng EC là Kroes, Barnier và De Ghucht, cuộc họp đã là một cơ hội để trình bày giấy phép công cộng của Liên minh châu Âu EUPL và ảnh hưởng của nó.
Như với lần hội nghị trước vào năm 2008, hội nghị thượng đỉnh về IP lần này đã chủ yếu tập trung vào các bằng sáng chế (Bằng sáng chế của Cộng đồng – Community Patent), bây giờ được đổi tên thành Bằng sáng chế của Liên minh châu Âu EU). Từ quan điểm của nền công nghiệp, hệ thống bằng sáng chế của EU đã có quá ít tiến bộ so với những mong đợi lớn lao. Nền công nghiệp mong đợi những hệ thống IP nhanh, rẻ, thống nhất và tin cậy được, bảo vệ đổi mới sáng tạo là động lực chính của sự cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế.
Theo dòng của khủng hoảng tài chính, nền công nghiệp tin tưởng rằng thời gian cho những việc không chắc chắn phải được loại bỏ vĩnh viễn. Có những dấu hiệu của sự hi vọng (họ nói) và những người lãnh đạo thế hệ mới nằm ở chóp bu của Ủy ban châu Âu EC, Văn phòng Bằng sáng chế châu Âu, và OHIM, đang đưa ra những chỉ thị rõ ràng hơn mà họ muốn các hệ thống IP sẽ trở thành minh bạch và có hiệu quả hơn.
500 đại biểu và diễn giả đã tham gia hội nghị thượng đỉnh này, được giới thiệu bởi ủy viên hội đồng Michel Barnier và bởi Phó chủ tịch EC Neelie Kroes.
Bà Kroes đã nhắc lại rằng điều quan trọng phải ôm lấy sự đổi mới sáng tạo và các nền tảng mở, sao cho chúng ta tránh được sự cạnh tranh nền tảng phí công vô ích và những khóa trói phản cạnh tranh.
Được biết rõ rằng sẽ đặc biệt khó khăn để tìm ra một sự thỏa hiệp giữa một số bằng sáng chế (các bằng sáng chế về phần mềm, các tiêu chuẩn sở hữu độc quyền được cấp phép – thậm chí là theo các điều kiện công bằng, hợp lí và không phân biệt đối xử FRAND (Fair Reasonable And Non Discriminatory) và sự phát triển của nguồn mở. Điều này là vì các bằng sáng chế bảo vệ cho các ý tưởng (và không chỉ ở dạng đơn giản, như bản quyền đang làm). Các lập trình viên nguồn mở tự cảm thấy mình luôn trong tình trạng vi phạm bản quyền, trong khi họ không thấy đâu các giá trị gia tăng hoặc có sức mạnh tài chính để quản lí một hồ sơ về bằng sáng chế, để đấu tranh chống lại những sự khóa trói phản cạnh tranh vì những bằng sáng chế tầm phào vớ vẩn được đăng kí bởi nền công nghiệp, để trao đổi các bằng sáng chế thuộc về hồ sơ của họ với các đối thủ cạnh tranh như những nhà cung cấp chính đang làm.
EUPL và ảnh hưởng của nó lên Sở hữu Trí tuệ của Khu vực Nhà nước đã được trình bày trong quá trình diễn ra hội nghị thượng đỉnh về IP, đưa ra quan điểm ban đầu của khu vực Nhà nước châu Âu về việc chia sẻ và phân phối phần mềm.
Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa <letrungnghia.foss@gmail.com>
EC Vice-President Kroes and Commissioner Barnier promote open innovation.
Bài được đưa lên Internet ngày: 07/12/2010