Tỷ phú Warren Buffett từng tuyên bố: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi”. Nhà đầu tư John Templeton cũng đưa ra lời khuyên: “Hãy đầu tư vào thời điểm bi quan nhất”. Vậy thì xem ra không phải cứ đi đúng xu hướng, làm theo những gì số đông đang làm mới là cách làm khôn ngoan giúp bạn kiếm được nhiều tiền.
Nhân vật Panurge trong một tác phẩm của đại văn hào Pháp Francois Rabelais thời Phục hưng, thế kỷ XVI là người lái buôn dạn dày kinh nghiệm. Một hôm, Panurge lên tàu buôn của đối thủ mua một con cừu, sau đó ôm cừu ra trước mũi tàu và quăng nó xuống biển. Cả đoàn cừu nghe tiếng kêu theo nhau nhảy xuống biển cùng chết. Các nhà kinh tế hiện đại coi đây là câu chuyện điển hình về “tâm lý bầy đàn” dùng để chỉ những người chạy theo đám đông mà không lường trước hậu quả.
Có thể nói, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian qua là do ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này sẽ đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó và hệ quả tất yếu là việc hình thành những “bong bóng” đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ hàng loạt.
Với nền kinh tế Việt Nam, nhìn lại những sóng gió của thị trường bất động sản hay thị trường chứng khoán thời gian qua, có thể thấy rõ nét xu hướng mua/bán theo “bầy đàn” của một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư. Tâm lý bầy đàn đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, khiến không ít các doanh nghiệp Việt Nam đứng trên bờ vực thẳm lao đao, phá sản, nhiều nhà đầu tư cũng trở nên tay trắng chỉ sau một đêm.
Táo bạo, dám chấp nhận rủi ro là một trong những tố chất cần thiết của doanh nhân trong thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng và nhiều biến động hiện nay. Thực tiễn đã chứng minh, đôi khi những quyết định “ngược dòng” bị gán cho những cái mác như điên rồ hay liều lĩnh lại đem tới những thành công ngoài sức tưởng tưởng. Tỷ phú Warren Buffett từng tuyên bố: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi”. Nhà đầu tư John Templeton cũng đưa ra lời khuyên: “Hãy đầu tư vào thời điểm bi quan nhất”.
Song làm thế nào để vượt thoát được tâm lý sợ hãi, đầu tư theo bầy đàn? Làm thế nào để phân biệt được giữa việc đánh giá sai diễn biến thị trường và việc đi ngược dòng một cách khôn ngoan?
Nhằm trả lời cho những câu hỏi đó, Dự án Money Rain phối hợp với Công ty IDT và Stellar Management JS company tổ chức chương trình hội thảo chuyên đề “Tâm lý bày đàn và rủi ro trong kinh doanh”. Hội thảo có sự tham gia của GS Augustine Hà Tôn Vinh hiện là Chủ nhiệm Chương trình Giáo dục & Đào tạo Doanh nghiệp cao cấp của Đại học Tổng hợp California Miramar University (CMU) tại Việt Nam và là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tổ hợp Giáo dục, Đào tạo, và Tư vấn Quản lý Stellar Management.
Với rất nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, tham gia trực tiếp các vị trí điều hành doanh nghiệp, giáo sư Augustine Hà Tôn Vinh cho rằng: “Đa số doanh nghiệp hay các nhà đầu tư đều có một chung lối mòn tư duy là đi tìm sự an toàn và cơ hội kinh doanh trong việc đi theo, chạy theo, làm theo số đông. Không gì an tâm hơn khi mình kinh doanh hay đầu tư giống nhiều người khác”.
G.S. Vinh hiện là Chủ nhiệm Chương trình Giáo dục & Đào tạo Doanh nghiệp cao cấp của Đại học Tổng hợp California Miramar University (CMU) tại Việt Nam và là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tổ hợp Giáo dục, Đào tạo, và Tư vấn Quản lý Stellar Management
Giáo sư Vinh tham gia giảng dạy hơn 13 năm qua các môn về quản trị doanh nghiệp tại Khoa Quản trị Kinh Doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội, và làm Giám đốc điều hành chương trình Cao học Quản trị Kinh doanh của ĐH Tổng hợp Hawaii tại Thành phố Hồ Chí Minh. Học viên tham dự các khóa đào tạo của Giáo sư Vinh là các Chủ tịch, Tổng giám đốc và thành viên Hội đồng Quản trị của các Tập đoàn và Tổng Công ty Việt Nam như TCT Hàng Không Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu PetroVietnam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex); VMS Mobifone, Vinaphone, các Ngân hàng thương mại và nhiều công ty kinh doanh chứng khoán.
Theo hoc lam giau
Mình nghĩ bạn nên viết thêm nhiều bài viết về chủ đề này hơn vì càng ngày mọi người càng chú ý đến nó