“Tình hình nợ công đang rất đáng lo ngại và cần có ngay sự quản lý, giám sát tốt”, theo TS Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TW khi được hỏi về vấn đề nợ công của Việt Nam.
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, nợ công của Việt Nam đến ngày 13.6 đã ở mức trên 81,885 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 905,18USD; chiếm 47,7% GDP, tăng 10,9% so với năm 2013.Khi được hỏi về việc Việt Nam phải đi vay để trả nợ công, ông Doanh cho rằng vấn đề này rất nguy hiểm, điều này chứng tỏ Việt Nam không có đủ nguồn để trả nợ, việc vay mượn thêm sẽ làm cho số tiền nợ càng ngày càng tăng lên.Cơ cấu nợ công hiện nay của nước ta:
50% là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ với kỳ hạn ngắn từ 2-5 năm.
Chỉ có khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay ưu đãi và thời gian đáo hạn dài hơn 10 năm trở lên.
Như vậy là nguồn vay hình thành nợ công đang có thời hạn quá ngắn, áp lực trả nợ là rất sớm và rất lớn.”Do vậy, đã đến lúc Chính phủ phải có giải pháp thực sự để giải quyết vấn đề nợ công hiện nay. Trước hết là bằng cách công bố một cách rõ ràng các khoản nợ, lãi suất cho vay, đối tác cho vay để toàn xã hội thấy rõ và cùng hành động”, ông Doanh nêu quan điểm.Theo ông Doanh, một số biện pháp trước mắt nhằm giải quyết vấn đề nợ công ở nước ta như sau:
Thứ nhất, Chính phủ phải cắt giảm chi tiêu thường xuyên một cách quyết liệt. Thay vì đi hội họp, công tác nước ngoài không cần thiết thì dành tiền ấy để dành hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ Tổ quốc.
Thứ 2, cần hạn chế bỏ tiền ngân sách để xây sân bay, cảng biển, nhà hát, trụ sở… để dành thêm nguồn lực cho việc trả nợ, đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết mà không phải đi vay thêm nữa.
Cuối cùng là cũng cần giải pháp tái cơ cấu lại nợ công, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc quản lý, giám sát nguồn nợ đó.
Theo Cafe biz