Tại sao gọi là văn hóa kinh doanh? Nói một cách dễ hiểu hơn văn hóa kinh doanh là kinh doanh có văn hóa. Đó là mục tiêu đặt ra để các công ty có thể tồn tại và hoạt động.Nhắc đến văn hóa kinh doanh là người ta chỉ nghĩ đến cách ăn mặc, cách chào hỏi hay cách bố trí trụ sở công ty nhưng không phải chỉ có vậy. Văn hóa kinh doanh còn thể hiện ở cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp giữa người với người.
1. Cứ dạ thưa, lễ phép là kinh doanh văn hóa?
Điều đó không hoàn toàn đúng. Đó chỉ là hành động bên ngoài, không thể đánh giá chính xác được bản chất thật sự của con người nói chung hay của một tổ chức nói riêng. Trước mặt khách hàng thì vâng vâng dạ dạ, ân cần lễ phép. Đến khi sản phẩm khách mua mua gặp sự cố thì đùn đẩy trách nhiệm cho người mua, không chịu bảo hành.
2. Xem trọng món hàng mà mình bán ra, khách hàng cũng như vậy
Trước khi sản phẩm đến tay người mua, ít nhiều cũng đã qua khâu dán tem của công ty trước đó. Nếu trong quá trình dán tem không cẩn thận có thể làm trầy xước hay nhầm lẫn một số phụ kiện của sản phẩm này với sản phẩm khác. Điều đó sẽ gây ra thiệt hại cho khách hàng. Hãy trân trọng món hàng vì người mua cũng vậy, họ đặt niềm tin vào bạn thì bạn hãy cho họ thấy chất lượng món hàng mà bạn bán ra có đáp lại được niềm tin mà khách hàng dành cho bạn hay chưa?
3. Đảm bảo món hàng mình bán ra có chất lượng tốt
Một mặt hàng có rất nhiều cửa hàng bán. Vậy làm sao để họ mua hàng ở chỗ mình? Câu trả lời là chất lượng tốt và giá rẻ hơn nơi khác. Khi mua hàng, người tiêu dùng sẽ chọn cửa hàng có tiếng để mua, tuy giá có cao hơn các nơi khác một chút nhưng cái mà họ quan tâm nhất chính là chất lượng hàng hóa. Hàng có rẻ mà chất lượng tồi thì có rẻ đến mấy cũng không ai mua. Hãy tạo niềm tin cho khách hàng bằng việc bán ra những sản phẩm chất lượng. Đó là cách thể hiện sự tôn trọng khách hàng, đồng thời giúp cho độ uy tín của công ty bạn ngày càng tăng cao.
Kinh doanh cũng giống như làm người vậy. Bạn tốt với họ thì họ sẽ nhớ và tìm đến bạn.
Theo Kynang