Việt Nam có “ăn may” vụ Covid-19?

Mọi người đều biết Covid-19 ập đến làm đảo lộn cả thế giới kèm theo đó là đủ loại thuyết âm mưu do thiếu thông tin hoặc thông tin không minh bạch và đã bắt đầu các cuộc chiến tranh truyền thông giữa các nước.

Thế giới đã nói đến kết quả chống dịch ngoạn mục của VN, tuy nhiên một số người ở trong và ngoài nước tỏ ra nghi ngờ hoặc cho rằng VN đã ăn may. Vậy thực hư thế nào? Sau đây tôi xin phân tích logic và khoa học thông qua những dữ liệu thông tin đại chúng để hiểu cách mà VN làm chủ được tình hình.

Khoa học khoanh vùng

Sơ đồ khoanh loại lây nhiễm

Nguyên lý phát tán của virus là 1 lây cho nhiều (trung bình trên thế giới hiện nay là 1 lây cho từ 3 đến 6 người). F1-F3 là “phát tán” (spread) còn F3-F4 trở đi mà F sau lớn hơn F trước là “bùng phát” (outbreak). Cấp số lũy thừa thường bắt đầu bùng lên mạnh nhất ở F4, F5 trở đi.

Khoang vùng để phong tỏa

Chính sách cách ly của Bộ Y tế là bất cứ lúc nào phát hiện 1 ca nhiễm (F0) nào thì lập tức cách ly phong tỏa toàn bộ F1 đến F2 (có thể đến tận F3, F4), như vậy nếu 1 người nhiễm thì cả làng, phần phố hoặc doanh nghiệp bị cách ly tập trung.

Các ứng dụng bản đồ vùng dịch lập tức được lập ra

Truy tìm nguồn gốc

Bất kỳ một trường hợp dương tính nào xuất hiện đều phải tìm bằng được dấu vết và nguồn gốc lây nhiễm (F0 của người đó). Việt Nam đã rất thành công trong việc truy tìm nguồn gốc để thực hiện khoanh vùng cách ly có hiệu quả.

Sơ đồ nguồn gốc
Sơ đồ phân loại nguồn gốc

Lập sơ đồ lây nhiễm

Sơ đồ lây nhiễm

Theo dõi mọi sự liên quan của những bệnh nhân để có thể xác định khoanh vùng cách ly tất cả các F1 đến F3 của tất cả những bệnh nhân đã có sự liên quan với nhau

Lập sơ đồ ổ dịch

Ổ dịch Buddha bar

Với sơ đồ ổ dịch các chuyên gia đã có thể ngay lập tức khoanh vùng được tất cả những người có liên quan để cách ly tập trung là 1 phương pháp dập dịch nhanh và hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà các ổ dịch đã được dập tắt rất nhanh chóng

Sơ đồ toàn bộ các ổ dịch

Xem sơ đồ các ổ dịch và các bệnh nhân được phát hiện đều là những người đã được phong tỏa cách ly tập trung. Nếu như không có phương pháp khoa học như vậy mà để lọt vài trường hợp thì chắc chắn đã bùng phát.

Kịch bản khi mất dấu F0

Đến tận ngày 2/04 VN mới bị mất dấu F0 và từ đó sẽ bắt đầu bước chuyển biến “mù mờ”, VN đã ngay lập tức xử lý bằng một kịch bản mới. Ví dụ như ở ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai.

Ổ dịch Bạch Mai

Cơ quan chức năng đã phải làm các biện pháp rất mạnh, trong đó có việc phong tỏa Bệnh viện là tuyến cuối chuyên điều trị các bệnh nhân nặng. Đồng thời xét nghiệm trên 42.000 người từng đến chữa bệnh, chăm sóc thân nhân, thăm người thân, nhân viên y tế có mặt ở Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12-3.

Ổ dịch Bạch Mai đã chứng minh việc truy tìm nguồn gốc là quan trọng nhất, do khi mất dấu F0 thì mức độ lây lan đã lớn hơn gấp bội. Cho đến nay các trường hợp mất dấu F0 cũng đã được cô lập và các ổ dịch cũng được dập tắt hoàn toàn.

Số lượng test đã đủ chưa?

Theo Bộ Y tế, phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện phòng chống dịch ở nước ta là sử dụng xét nghiệm RT-PCR với test kit do Học viện Quân Y sản xuất (test nhanh chỉ là tham khảo và không được tính). Tính đến hết ngày 10/4, tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm cộng dồn là 118.807, trong đó số mẫu dương tính là 257; số mẫu âm tính là 118.550.

Việt Nam là quốc gia đứng đầu có số lượng người được xét nghiệm trên một ca dương tính. Công suất xét nghiệm đạt 27.000 mẫu/ngày. Đến nay đã là 206.253 trên 268 ca nhiễm, suy ra 770 test/ca dương tính, trong khi ở Mỹ là 5, Anh là 4, Pháp là 3, Đức là gần 12, Nhật là 10 và Hàn Quốc được ca ngợi cao nhất là 52,7. Còn TQ thì không công bố nên hoàn toàn mù mờ.

Bệnh nhân không có triệu chứng

Tỷ lệ không có triệu chứng là cao nhất

Việc phát hiện và theo dõi tất cả các triệu chứng kể cả đa số không có triệu chứng là 1 minh chứng cho việc thành công trong việc ngăn chặn bệnh dịch của VN. Kể cả trường hợp ở vùng biên giới hẻo lánh như BN268.

Nhiều người có thể nghi ngờ VN bỏ lọt những trường hợp không có biểu hiện bệnh thì đây chính là số liệu cụ thể.

Vì sao ít bị phát tán?

Vì việc đeo khẩu trang là bắt buộc và người Việt khá tuân thủ đeo khẩu trang nên người đã bị nhiễm ít khi truyền tiếp cho người khác. Chính vì vậy đã ngăn chặn được làn sóng từ F1 phát tán thành F2. Có thể nói là khẩu trang đã ngăn chặn khá hiệu quả sự phát tán ngẫu nhiên nhất là trước khi bị phong tỏa.

Ví dụ đơn cử BN91 là phi công người Anh vì không biết bị nhiễm nên vẫn đi làm nhưng không ai bị lây vì anh ta luôn đeo khẩu trang, trừ lúc đi Buddha Bar là nơi anh ta bị nhiễm.

Đã đến điểm dừng?

Sơ đồ lây nhiễm theo các cấp F để khoanh vùng chặn đứng sự bùng phát. Trung tâm được coi là F0 sau đó đến F1, F2 và F3

Xét trên vòng tròn trên thì ở VN nhiều nhất là F1 và chỉ có 3 trường hợp F1 phát tán cho nhiều F2 nhất, sau đó mỗi F2 chỉ lây tiếp cho 1 F3 thì đã bị ngăn chặn. F1>F2 và F2>F3 rồi đến F3 là đã hoàn toàn dừng lại. Đó chính là giải thích khoa học vì sao dịch ở VN có thể dừng lại ở điểm ít dương tính đến như thế.

Những thông tin trên chứng tỏ phương pháp “khoanh vùng phong tỏa” đang được áp dụng là hết sức khoa học và đúng đắn đã giúp VN “đánh chặn từng quả” để “câu giờ” kiềm chế được dịch mà chưa thành phố nào bị phong tỏa. Trong khi ở Âu-Mỹ đã bùng phát quá nhanh thì không thể thực hiện được phương pháp này nên dù có bị phong tỏa cũng không kìm hãm nổi sự lây lan nhanh dữ dội.

Minh bạch thông tin

Trên các trang web chính thống https://ncov.moh.gov.vn/https://ncov.vncdc.gov.vn/ luôn cập nhật những thông tin chi tiết và dashboard về tất cả các mối liên quan để công chúng theo dõi và làm cơ sở chống dịch.

Số liệu có đáng tin cậy không?

Dưới đây là những lý do chứng minh rằng không thể có thông tin bị che đậy hoặc làm giả:

  1. Cách ly phong tỏa: với chính sách này thì 1 nơi có người bị nhiễm không những cả làng biết mà cả nước biết. Mà nếu có bị sót 1 điểm nào không bị phong tỏa thì mức độ bùng phát đã rất lớn như ở các nước khác rồi.
  2. Tâm lý SỢ: Người VN sợ dịch nên tích cực đeo khẩu trang và luôn soi mói liệu ai có biểu hiện bệnh, hoặc có người trốn cách ly thì đã báo ngay cho nhà chức trách. Vì vậy không thể có người nhiễm nằm giữa cộng đồng được.
  3. Mạng xã hội: Nếu có thể lọt ở đâu thì cũng không thể lọt lưới 60 triệu người dùng Facebook luôn sẵn sàng tung ra tin nóng. Nếu chỉ có 1 vụ giấu giếm thôi là đủ để các MXH lan nhanh hơn Covid rất nhiều.
  4. Giám sát nước ngoài: CDC Mỹ, CIA, WHO… không thiếu đặc vụ tại VN để tìm những gì không đáng tin cậy mà họ đã đánh giá là không tìm thấy điều đó. Trong khi nước ngoài họ cũng đã khẳng định.

Chiến thắng bằng CNTT

Ở đây tôi không phân tích về những nguyên nhân chủ chốt và tất yếu để chiến thắng đại dịch như sự tin tưởng, đoàn kết đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mà chỉ phân tích liệu VN có “ăn may” hoặc “được trời thương hay không” (mò mẫm may mà trúng).

Thông tin đầy đủ cùng với việc thu thập dữ liệu và các phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu đã giúp VN luôn minh bạch thông tin và có thể nhanh chóng ứng phó một cách chính xác. Đó chính là cơ sở để VN chiến thắng được dịch bệnh lớn như Covid-19, sau khi VN cũng là nước đầu tiên trên thế giới đã loại bỏ được SARS năm 2003.

Theo dõi chi tiết từng loại lây nhiễm ở từng địa phương
Thông tin chi tiết từng bệnh nhân (nhưng không bị tiết lộ danh tính cá nhân)
Biểu đồ theo dõi mọi tiến trình
Dashboard theo dõi từng ngày
Tổng kết tất cả các trường hợp hình cây lây nhiễm
Phân tích về lứa tuổi và giới tính
Tổng kết theo lứa tuổi
Lịch sử cuộc chiến đã trải qua 4 giai đoạn

Tuy chưa kết thúc nhưng có thể nói VN đã và đang chiến thắng đại dịch Covid-19 hoàn toàn bằng tri thức, khoa học và tính kỷ luật. Những giải pháp quản lý từ đầu dịch đến nay là hoàn toàn nhất quán mặc dù có nhiều sự thích ứng do sự biến đổi của từng giai đoạn. VN đã xử lý một cách điềm tĩnh và chiến thắng với chi phí thấp nhất, điều đó có thể chứng minh trí thông minh và năng lực ứng phó của người VN là rất cao. Có thể hoàn toàn tin tưởng rằng VN sẽ nhân đà này để đại thắng về kinh tế sau đại dịch.

Lê Ngọc Quang