Video Marketing là video truyền tải nội dung mareketing về sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu hoặc một thông điệp nào đó của doanh nghiệp tới cộng đồng
1. Làm video marketing đơn giản chỉ là làm video
Đây là sai lầm thường thấy của những người làm video marketing nghiệp dư, họ chỉ làm video với nội dung phục vụ chiến dịch marketing trước mắt, mà không đảm bảo được những mục tiêu cao và xa hơn đó là xây dựng thương hiệu. Những vấn đề cốt lõi của thương hiệu phải được nhắc đến trong các video và coi đó là tôn chỉ cho toàn bộ chiến dịch.
Khắc phục: Lập kế hoạch cụ thể về xây dựng thương hiệu và lên danh sách những thông điệp cần truyền tải trong video
2. Xây dựng thương hiệu không chính xác
Những video có nội dung hấp dẫn thường được mọi người nhớ đến trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên những điều quan trọng đọng lại không hề liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp hoặc không đúng với những thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải thì sẽ bị coi là thất bại.
Khắc phục: Chèn thêm những đoạn thông điệp có xuất hiện tên sản phẩm một cách khéo léo, hoặc sử dụng logo, đường dẫn, màu sắc đặc trưng xuất hiện vào thời điểm đầu tiên của video
3. Làm video quá dài
Theo một nghiên cứu mới đây thì độc giả thường tắt một video nếu trong 10 giây đầu tiên nó không để lại ấn tượng.
Khắc phục: Cố gắng cô đọng nội dung cần truyền tải trong khoảng 60 đến 90 giây video
4. Không tập trung vào một thông điệp
Điều nãy sẽ gây cho độc giả phải tiếp xúc với quá nhiều thông tin mà không nhấn mạnh vào một vài thông điệp cụ thể muốn truyền đạt
Khắc phục: Chọn những thông điệp thú vị và ngắn gọn nhất. Lặp lại nó vài lần từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc
5. Không có “call to action”
Call to action là thuật ngữ chỉ việc kêu gọi ai đó làm một việc cụ thể. Đây được xem là bước chỉ dẫn khách hàng tiếp cận với sản phẩm khi họ đang trong trại thái phân vân. Ví dụ như: “Truy cập website để biết thêm chi tiết” “Mua ngay, số lượng có hạn”; “Đăng ký ngay để sử dụng miễn phí” v.v..
Khắc phục: Những thông điệp này lên đặt ở cuối video và phải được thiết kế để nổi bật cho độc giả biết.
6. Không quan tâm đến vấn đề SEO cho video
Một video muốn được mọi người biết đến cần phải xuất hiện trên những trang kết quả tìm kiếm, do vậy SEO cho video là một yếu tố rất cần thiết.
Khắc phục: Sử dụng kỹ thuật SEO cho video trên các trang chia sẻ trực tuyến như Youtube, dailymotion. Tối ưu hóa các từ khóa và làm cho nó xuất hiện trên tiêu đề cũng như mô tả video
7. Mong muốn có kết quả ngay tức thì
Trừ khi có những video với nội dung đặc biệt hấp dẫn, nếu không những video mới đưa lên sẽ không có đột biến về lượng view. Sẽ phải mất một thời gian nhất định để có thể đạt được hiệu quả ban đầu
Khắc phục: Khởi nghiệp cần có chiến lược đưa video đó đến với độc giả và thực hiện nó một cách triệt để, tránh nôn nóng
8. Đưa sản phẩm vào video không đúng thời điểm
Nếu như thông tin sản phẩm được đặt ở cuối mỗi video, khả năng được người xem chú ý đến là rất thấp, thời gian video càng dài thì lượng người xem càng giảm.
Khắc phục: Đưa thông tin về sản phẩm một cách khéo léo trong những thời điểm ban đầu video
9. Hướng đến quá nhiều đối tượng độc giả
Mục tiêu của làm video marketing là quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến cộng đồng, nếu hướng đến một cộng đồng quá rộng mà lại không giải quyết được những vấn đề của nhóm khách hàng tiềm năng thì hiệu quả mang lại cũng không cao.
Khắc phục: Vẫn hướng đến cộng đồng rộng nhưng những thông điệp truyền tải phải nhằm vào những đối tượng khách hàng cụ thể
10. Sản xuất video chưa kỹ càng và chuyên nghiệp
Người xem thường rất chủ quan, họ có thể đánh đồng chất lượng của video với sản phẩm hoặc doanh nghiệp xuất hiện trong các video đó. Nếu đó là một video có nội dung không hấp dẫn, cảnh quay sơ sài, ít hiệu ứng đẹp mắt thì sản phẩm xuất hiện trong đó cũng không được người xem đánh giá cao.
Khắc phục: Cần đầu tư làm những video với nội dung và kịch bản hấp dẫn, cảnh quay, hiệu ứng đẹp mắt để thu hút người xem. Nếu doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện làm, có thể nhờ những đối tác khác đã có kinh nghiệm lâu năm.
Theo ICTnews