Bạn giỏi điều gì? Bạn làm tốt điều gì? Đối tác của bạn cần phải bổ sung cho bạn. Nếu bạn tập trung tìm ra những người có những bộ kỹ năng khác với bạn, các bạn sẽ mạnh mẽ hơn cùng nhau hơn là đơn độc một mình. Đừng ngại phụ thuộc vào đối tác của bạn. Trong một mối quan hệ tốt, mọi người đều đem lại những điều quan trọng ngang nhau.
2. Thảo luận các mục tiêu dài hạn của các bạn từ trước
Chúng có giống nhau không? Chúng có phù hợp với nhau không? Bạn có thể không đồng ý về cách đạt được các mục tiêu đó, nhưng bạn và đối tác phải có chung tầm nhìn. Câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời là, liệu hai bạn có thể đạt được các mục tiêu khi làm việc cùng nhau không?
3. Xác định rõ ràng vai trò của các bạn
Bạn không muốn dẫm chân lên nhau. Trước khi bắt đầu, hãy làm rõ ai chịu trách nhiệm việc gì. Những vai trò này có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng chúng phải được thiết lập từ trước để tránh xung đột.
4. Thường xuyên liên lạc
Lời khuyên này có vẻ hiển nhiên nhưng nó rất quan trọng. Các bạn liên lạc như thế nào? Bao lâu một lần? Nó có hiệu quả với cả hai bạn không? Đặt ra một ngày hoặc thời gian nhất định sẽ tạo thuận lợi cho các bạn nói chuyện về bất cứ vấn để nào nảy sinh.
5. Hãy nhớ rằng không ai thích những điều ngạc nhiên
Khi có điều nghi ngờ, hãy hỏi xem đối tác của bạn có đồng ý không.
6. Tôn trọng lẫn nhau
Tất cả chúng ta đều có điểm mạnh và yếu. Đừng bóc lột hay lợi dụng những điểm yếu của đối tác chỉ vì bạn có thể. Điều này không đáng.
7. Viết ra mọi thứ
Có sẵn một bản thỏa thuận sẽ giúp xác định sứ mệnh của bạn.
8. Nhấc điện thoại lên
Dùng email để thông tin về những vấn đề quan trọng là cách chắn chắn nhất để gặp thảm họa. Giọng điệu và ý định của bạn sẽ dễ dàng bị hiểu sai.
9. Nhận hoàn toàn trách nhiệm đối với các hành động của bạn.
Câu này đã nói đủ.
10. Nếu bạn phạm một sai lầm, hãy nhanh chóng thừa nhận
Bạn càng sớm nhận lỗi, bạn sẽ càng nhanh chóng tiến lên phía trước. Đối tác của bạn sẽ ghi nhận việc không phải chỉ ra đích danh lỗi của bạn.
11. Đừng để sự không hài lòng lớn dần lên
Bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn chứ không phải tốt hơn. Nếu bạn tránh bày tỏ sự bất bình của mình, sẽ đến lúc bạn cảm thấy tức nước vỡ bờ. Hãy nói ra tất cả và giải tỏa cho bản thân.
12. Xác định vấn đề lớn và vấn đề nhỏ là gì
Không phải mọi vấn đề đều lớn. Thực tế, hầu hết mọi việc đều không lớn. Sẽ có ích cho bạn khi nhớ điều này. Khi tôi phản ứng thái quá, đối tác của tôi có thể thúc tôi một cú và hỏi rằng: “Steve, vấn đề này lớn hay nhỏ?”
13. Hỗ trợ lẫn nhau
Nếu bạn thấy mình thầm ước đối tác của mình bị ốm, thì có điều gì đó rất không ổn.
Quan hệ đối tác là một công việc không có hồi kết. Đừng giấu các vấn đề phát sinh dưới chăn. Dù gì chúng sẽ luôn nổi lên bề mặt.
Theo Hoclamgiau.