Có hàng trăm, hàng nghìn người chọn làm cùng một nghề nhưng vì sao chỉ có một số ít trong đó đạt được thành công? Sự khác biệt nằm ở niềm đam mê mà họ dành cho công việc. “Tất cả các nhà lãnh đạo vĩ đại đều làm việc với mục đích và sự chú tâm không thể lẫn vào đâu được” – Ron Hubbard.
Nếu bạn tìm hiểu về Beatles, Elvis Presley, Albert Einstein, Narayana Murthy và nhiều nhà khoa học kiệt xuất, tài ba, bạn sẽ thấy tất cả họ đều say mê công việc đã chọn.
Dưới đây là những nguyên tắc hàng đầu giúp bạn duy trì niềm đam mê – thứ vốn được coi là “suối nguồn sức mạnh” giúp bạn thành công:
1. Luôn chuẩn bị tâm thế lùi lại một vài bước
Có một thời chúng ta quan niệm rằng thành công được đo bằng tiền bạc và những vật thuộc thuộc quyền sở hữu của mỗi người như: nhà đẹp, xe sang, chức vụ cao hay tài khoản ngân hàng,… Nếu bạn muốn theo đuổi điều mình yêu thích, bạn phải sẵn sàng hy sinh những mục tiêu này, đây chính là phần khó khăn nhất.
2. Hãy linh hoạt
Cứ mù quáng chạy theo niềm đam mê của mình có lẽ không phải là việc làm khôn ngoan. Trong quá trình biến ước mơ trở thành hiện thực, bạn phải hết sức linh hoạt. Nếu bạn lấn sân âm nhạc và mọi người muốn nghe nhạc jazz, vậy thì bạn đừng chỉ chăm chăm chơi rock. Nhiều người có tài lại thất bại khi theo đuổi niềm đam mê bởi họ quá cứng nhắc hay thiếu linh hoạt. “Kể cả khi đã tìm được đúng đường, bạn vẫn có thể bị đánh bại vì chỉ ngồi một chỗ” – Will Rogers.
3. Đối mặt với sự hãi và sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Nỗi sợ hãi có thể đến từ bên ngoài hoặc nằm ngay trong chúng ta. Bạn hãy học cách đối mặt với chúng. Nếu bạn đã mang sẵn tâm thế đơn giản hóa cuộc sống và sẵn sàng lùi một hay hai bước nhỏ, 70% nỗi sợ hãi của bạn đã được khống chế. Nỗi sợ xuất phát từ bên ngoài thường là áp lực gia đình, sự kỳ vọng của người khác, gánh nặng tài chính,… Nỗi sợ nằm trong con người chúng ta bao gồm cảm giác bất an, sợ thất bại, băn khoăn về thành công. Nỗi sợ lớn nhất ngụ trong mỗi người là người khác nghĩ gì về chúng ta. Bạn phải sẵn sàng đối mặt với thất bại, tập cho mình thói quen trải nghiệm, bất chấp người khác cười nhạo mình.
4. Nhanh chóng nắm bắt vấn đề và tìm kiếm cơ hội
Chỉ ngồi không ở nhà thì bạn sẽ chẳng tiến thêm được chút nào cả. Hãy tìm kiếm cơ hội, gặp gỡ mọi người, nghiên cứu thị trường và xem xem người khác đang làm công việc bạn muốn theo đuổi như thế nào. Một khi cơ hội đến, nó sẽ thôi thúc và làm bộc lộ tối đa khả năng của bạn.
5. Hãy tập trung
Đây là điều kiện quan trọng nhất trong mọi tình huống. Nếu bạn muốn tạo dấu ấn trong lĩnh vực yêu thích, bạn phải luôn luôn để mắt đến mục tiêu của mình. Vậy nên, bạn hãy tập trung.
6. Tin tưởng vào bản thân
Khi Elvis Presley – một trong những ca sĩ người Mỹ nổi tiếng nhất thế kỷ XX – bắt đầu biểu diễn vào năm 1954, một nhà phê bình đã lên tiếng: “Cậu sẽ chẳng đi tới đâu cả, cậu nên quay về với nghề lái xe tải thì hơn”. Nếu như Elvis làm theo lời khuyên này và ngừng hát thì thế giới đã mất đi một nhân vật vĩ đại. Elvis đã bán được hơn một tỷ đĩa nhạc. Thậm chí sau khi ông mất 30 năm, tên ông được tìm kiếm trên Google còn nhiều hơn so với các tài tử điện ảnh Hollywood là Tom Cruise hay Brad Pitt.
Bởi vậy, nếu bạn nuôi dưỡng một tình yêu trong tim, bạn chớ ngần ngại từ bỏ. Hãy giữ vững niềm tin và tiếp tục theo đuổi nó. Đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi lời dè bỉu, phê phán, chỉ trích.
7. Sau mỗi cánh cửa đóng lại luôn có một cơ hội mở ra
Khi bạn cảm thấy bản thân bị dồn vào chân tường, đó chính là thời điểm bạn có thể làm điều gì đó theo ý thích của mình. Hãy coi thất bại là một cơ hội mới, bạn không bao giờ biết được cuộc đời dành điều gì bất ngờ cho mình đâu.
8. Đừng quá lý tưởng hóa, bạn vẫn phải kiếm sống
Hãy cứ theo đuổi niềm đam mê của bản thân nhưng đừng bao giờ quên rằng bạn vẫn cần phải sống. Khi xác định nghề nghiệp dựa trên động cơ cá nhân, bạn phải đảm bảo được mình sẽ làm một nghề mang lại nguồn thu nhập tương đối. Hãy nhìn nhận một cách thực tế, đừng lý tưởng hóa mọi việc.
9. Mở rộng vùng đam mê
Trong đa phần các trường hợp, nếu giới hạn vùng lựa chọn, bạn sẽ khó lòng nhắm trúng cơ hội. Chẳng hạn, nếu bạn không thể đóng phim, hãy thử sức với các buổi biểu diễn trên sân khấu hoặc thử dẫn chương trình truyền thanh. Việc này giúp bạn được trải nghiệm, có thêm kinh nghiệm, đồng thời có cơ hội gặp gỡ những người hoạt động trong lĩnh vực đó. Rất nhiều người khởi nghiệp từ sân khấu hay truyền hình rồi mới lấn sân sang điện ảnh. Bạn cũng nên thử kiếm sống nhờ thế mạnh của mình.
10. Đua tranh cùng thần tượng
Hãy tìm kiếm một vài nhân vật thành công trong lĩnh vực bạn lựa chọn. Hãy coi họ như những hình mẫu, những người thầy, người huấn luyện từ xa. Tìm hiểu xem cách thức họ làm việc, điều gì thôi thúc họ và đâu là điểm mạnh của họ.
Hãy thử so sánh sở trường, sở đoản của bản thân với những người đứng đầu trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Hãy lập ra một danh sách những ưu điểm của họ mà bạn không có và một danh sách những ưu điểm của bạn mà họ không có. Với bản phân tích này, có thể thấy bạn cũng giỏi như ai. Hãy “đua tranh và cải thiện”, bạn có thể làm tốt hơn người giỏi nhất!
Theo HLG