Mua lại Nokia với giá 7,2 tỷ, Microsoft nắm trong tay toàn quyền trong việc sản xuất smartphone theo chiến lược và mục tiêu của mình cũng như tận dụng nguồn lực của hãng sản xuất điện thoại này.
Microsoft đã mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Mặc dù quyết định này của Microsoft nhận được nhiều phản hồi tiêu cực, cổ phiếu của Microsoft sụt giảm nhưng xét cho cùng cả hai công ty này đều không còn sự lựa chọn nào khác.
Sau khi đổ 300 triệu USD vào dòng Windows Phone hợp tác với Nokia, Microsoft vẫn không thể tìm được chỗ đứng trong thị trường điện thoại. Không có nhà sản xuất nào khác ngoài Nokia hứng thú với với Windows Phone.
Trong khi đó, Nokia đã thiệt hại 3,3 tỷ USD trong vòng 8 quý vừa qua và đang tiếp tục mất thị phần trên thị trường điện thoại sau khi dẫn đầu trong suốt 14 năm.
Microsoft và Nokia vì vậy cần đến sự tồn tại của nhau hơn lúc nào hết.
Tại thời điểm này, Microsoft đã đầu tư quá nhiều và vị thế của Nokia cũng không nghiêm trọng đến mức từ bỏ việc sản xuất điện thoại di động. Cùng với sức ép từ các đối tác bên thứ ba, việc Microsoft mua Nokia sẽ tạo cơ hội cho gã khổng lồ này hoàn toàn tự chủ trong việc tạo ra những smartphone mới theo cách của mình.
Nhưng tại sao Microsoft nhất định phải mua Nokia mà không phải một hãng sản xuất điện thoại nào khác? Quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài của hai hãng này không phải là lý do duy nhất hay là lý do quan trọng nhất bởi lẽ nếu mối quan hệ này thực sự tốt Windows Phone đã không thể lập nên chuỗi thất bại không thời hạn như vậy.
Khi Microsoft phát hành nền tảng Windows Phone của mình vào năm 2012, gã khổng lồ đã gặp phải thất bại trong nỗ lực đạt được hai mục tiêu không hề phù hợp: Giống như Android của Google, Microsoft muốn Windows Phone sẽ trở thành hệ điều hành của hàng loạt thiết bị của bên thứ ba và giống như Apple, Microsoft muốn thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ việc phần mềm của mình được sử dụng như thế nào và phần cứng của thiết bị vận hành bởi phần mềm của chính mình. Tuy nhiên, cả hai mục tiêu này của Microsoft đều thất bại.
Dù cho Microsoft có nỗ lực hết mình cải tiến phần mềm thì phần cứng vẫn rất khiêm tốn. Hãng này sẽ không làm được gì nhiều để biến sản phẩm của mình trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh ngoài việc nâng cấp camera và thiết kế. Các thiết bị chạy Windows Phone đều na ná nhau và các đối tác sẽ phải chờ cho tới khi Microsoft tiến hành nâng cấp tổng thể để cho ra đời những smartphone tốt hơn.
Một trong những bất lợi của hệ điều hành Windows Phone trong thị trường điện thoại khốc liệt hiện nay là khả năng ứng dụng linh hoạt. Android – nền tảng di động của Google tạo điều kiện các nhà sản xuất sáng tạo và làm nên sự khác biệt của riêng mình. Nói chính xác hơn, Android cho phép các nhà sản xuất tự do trong việc làm cho thiết bị của mình chạy nhanh hơn, mượt hơn so với các đối thủ. Các hãng sản xuất có thể tùy chỉnh phần mềm cho đến khi vượt trội hẳn so với đối thủ của mình, hoặc họ có thể thử nghiệm với kích cỡ cho phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
Apple đã đăng ký bản quyền hệ điều hành iOS và không cấp phép sử dụng cho bất kỳ bên nào khác. Điều đó có nghĩa là Apple toàn quyền trong việc chế tạo toàn bộ phần cứng lẫn phần mềm cho đến khi tạo ra một sản phẩm số hóa tuyệt vời.
Trong một sân chơi mà nền tảng Windows Phone chỉ là một cầu thủ đá ở vị trí hậu vệ kém quan trọng với hơn 4% thị phần trên thị trường smartphone. Theo IDC – chiến lược smartphone của Microsoft không thể gieo được hy vọng cho các đối tác trong việc xúc tiến một thiết bị Windows Phone thành công về mặt thương mại.
Nhưng nay đã có Nokia, người sẵn sàng đặt cược sống chết cùng Windows Phone. Những chiếc điện thoại của Nokia đã từng làm mưa làm gió suốt thời gian dài. Không những có camera tốt nhất, phần cứng chất lượng cao và thiết kế bắt mắt, ngay cả khi thị phần của Nokia rất nhỏ trên thị trường smartphone thì những sản phẩm của Nokia cũng là một nền tảng tốt để Microsoft xây dựng đế chế của riêng mình.
Microsoft hiện vẫn đang cam kết với các đối tác bên thứ ba. Với vị thế trên thị trường hiên nay, nhận được sự hỗ trọ của bên thứ ba vô cùng có ý nghĩa và thiết thực với Microsoft. Ngay cả khi mối quan hệ hợp tác giữa Nokia và Microsoft đổ bể, hệ quả cũng sẽ không nghiêm trọng.
Với quyền kiểm soát Nokia hoàn toàn, Microsoft cuối cùng cũng có thể theo đuổi chiến lược smartphone của mình: Giống như Apple, Microsoft có thể tập trung vào việc kết hợp phần cứng và phần mềm, và những phần còn lại sẽ chỉ chiếm một mối quan tâm rất nhỏ.
Quyết định này của Microsoft dường như hơi muộn, tuy vậy hãy cùng đợi xem tương lai của công nghệ sẽ đi về đâu.
Theo NCDT