Đánh giá khả năng tài chính và mục tiêu của bạn: Bạn đang đứng ở đâu trong kế hoạch hưu trí của mình? Chi phí ăn học của con bạn là bao nhiêu? Bạn định mua nhà không? Những câu hỏi kiểu này là cơ sở giúp bạn định hình các kế hoạch tài chính cá nhân của mình. Với việc kinh doanh cũng thế, hãy nghĩ kỹ xem bạn đang đứng ở đâu, nơi bạn định đến và những khó khăn, bất lợi mà bạn có thể gặp trên đường để có sự chuẩn bị tốt nhất về tài chính cho công ty của mình.
Giảm nợ tiêu dùng: Nếu bạn có khoản chi tiêu dùng nào còn nợ đọng, hãy thanh toán càng sớm càng tốt. Nếu bạn phải rút cả tiền tiết kiệm ra để trả bớt nợ thì cũng cố mà chấp nhận. Hãy nhớ rằng giá trị tài sản ròng của bạn – tổng tài sản trừ đi tổng nợ – mới quyết định mức độ tăng trưởng của bạn ở khía cạnh tài chính. Giống như bạn đang có một khoản nợ thẻ tín dụng với mức lãi 14% thì bạn phải kiếm bằng được một khoản đầu tư với tỷ suất lợi nhuận tương đương để bù vào.
Mua bảo hiểm đầy đủ: Hãy chắc chắn rằng bạn có đầy đủ bảo hiểm nếu không bệnh tật hoặc tai nạn có thể nhanh chóng biến thành một cơn bão tài chính tàn khốc. Bảo hiểm thương tật lâu dài dễ bị bỏ qua nhất trong khi nó bảo vệ thứ tài sản cực kỳ quan trọng làm thu nhập là bạn. Vì thế hãy mua bảo hiểm thương tật nếu bạn chưa có. Trong trường hợp có ai đó sống phụ thuộc vào thu nhập của bạn, hãy mua thêm bảo hiểm nhân thọ – trong trường hợp bạn qua đời thì người đó còn có tiền để trang trải cuộc sống. Đồng thời, hãy chọn gói bảo hiểm y tế toàn diện nhất cho mình. Để bảo vệ bạn trong trường hợp kiện cáo, gói bảo hiểm trách nhiệm ô tô và nhà của bạn phải tối thiểu bằng hai lần tài sản của bạn.
Cắt giảm chi tiêu của bạn: Hãy làm mọi thứ trong khả năng để giảm thiểu chi phí sinh hoạt, bù đắp cho những khoản đầu tư kinh doanh. Hãy xác định xem mình có thể chi bao nhiêu cho tiền thuê nhà, tiền thế chấp, tiền tiêu vặt, ăn uống, bảo hiểm… Nếu bạn không muốn cắt giảm chi tiêu hoặc cảm thấy tất cả các khoản chi hiện tại đều cần thiết, có lẽ bạn không còn cách nào khác là tiếp tục sự nghiệp đi làm thuê của mình.
Tăng dự trữ tiền mặt của bạn: Bạn có thể gắn bó lâu dài với công việc kinh doanh hay không phần nào phụ thuộc vào ngân quỹ của bạn. Nên kiểu gì bạn cũng phải dự phòng cho mình một khoản tiền đủ để trang trải sinh hoạt phí trong ít nhất là 3-6 tháng. Nhiệm vụ hàng đầu của bạn sau khi bạn hoàn trả hết các khoản nợ tiêu dùng là tạo lập khoản dự phòng này. Khoản tiền dự phòng càng lớn thì càng tốt. Tốt nhất là đặt mục tiêu tích lũy một khoản dự phòng bằng một năm phí sinh hoạt.
Theo Hoclamgiau.