Vai trò của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc khác nhau về mặt bản chất và tùy vào từng trường hợp, công ty cần xem xét tách bạch hai chức danh này.
Chủ tịch HĐQT điều hành HĐQT để thực hiện các nghĩa vụ về giám sát, trả thù lao và thay thế/bổ nhiệm Ban điều hành. Nếu Chủ tịch HĐQT đồng thời là Tổng giám đốc thì sẽ xảy ra tình huống ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’.
Vấn đề này được giải quyết một phần bằng việc tạo ra các ủy ban, ví dụ như ủy ban lương thưởng để đánh giá khách quan việc chi trả lương thưởng và năng lực của Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý.
Một lưu ý quan trọng đó là nhiệm vụ chủ chốt của HĐQT nhằm yêu cầu Ban Giám đốc hoạt động hiệu quả. Do đó, sẽ rất khó để thực hiện được nếu Chủ tịch HĐQT lại đồng thời là người được giao công việc quản lý (Tổng giám đốc).
Việc tách bạch hai chức danh này không những được chấp nhận tại các công ty niêm yết mà còn tại các công ty có sở hữu gia đình.
Một lý do khác liên quan đến thời gian hạn hẹp. Tổng giám đốc thường là những người rất bận rộn vì công việc điều hành công ty hàng ngày và trách nhiệm của họ thường được ưu tiên thực hiện trước trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT.
HĐQT là một bộ phận quan trọng trong một hệ thống quản trị có tổ chức tốt và yêu cầu tinh thần lãnh đạo và cam kết mà chỉ những thành viên HĐQT không điều hành có thể thực hiện.
Việc phân chia vai trò rõ ràng trong tầng lớp lãnh đạo công ty là một tiêu chí quan trọng để quản trị công ty hiệu quả, do đó các bộ quy tắc về quản trị công ty của các nước hầu như đều khuyến khích sự tách bạch 2 vai trò này.
Phân biệt vai trò giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành
Việc xác định rõ vai trò của HĐQT và Ban điều hành giúp cho việc xây dựng khuôn khổ quản trị được hiệu quả hơn. Cách tiếp cận vấn đề giữa 2 đối tượng là khác nhau nhưng cùng 1 chí hướng.
Theo IFC và The Leader